1. Tai nạn té ngã
Vì rất hiếu động nên trẻ nhỏ thường dễ bị té ngã trong những hoạt động vui chơi, khám phá.
Trẻ nhỏ không thể ngồi yên một chỗ. Chúng cứ hiếu động luôn tay luôn chân mà không biết mệt. Vừa bắt gặp trẻ leo cầu thang, quay sang lại thấy trẻ trèo cửa sổ, đu võng hoặc nghịch phá nước… Số khác được bố mẹ chở đi thăm họ hàng lại không được đội mũ bảo hiểm và không được thắt đai an toàn cẩn thận…Tất cả những nguyên do trên đều tiềm ẩn mối nguy hiểm té ngã với trẻ nhỏ. Vì thế, với các em nhỏ, bố mẹ phải luôn để mắt trông chừng nhất là khi trẻ tiến vào những khu vực tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Khi đưa trẻ di chuyển bằng xe máy phải luôn có biện pháp an toàn bảo vệ trẻ.
Sơ cứu:
Dùng một khăn ướp lạnh hoặc nhúng khăn trực tiếp vào nước đá lạnh, vắt bớt nước và đắp lên chỗ đau. Cách khác, bạn có thể dùng một cục đá lạnh quấn khăn lạnh và cứ thế chườm lên vùng bị tổn thương.
Trường hợp nặng, trẻ đau đớn, khóc thét dữ dội. Khi quan sát vùng đau thấy biến dạng bất thường có thể trẻ đã bị bong gân hoặc gãy xương. Lúc này, phải dùng hai thanh nẹp sạch, cố định vùng xương gãy và ngay lập tức đưa trẻ đến trạm xá gần nhất.
2. Hóc/dị vật
Sơ cứu trẻ hóc dị vật.
Trẻ có thể tò mò và thích thú muốn cắn thử những loại hạt ngày tết như hạt dưa, hạt đậu phộng, hạt dẻ… Nhưng do trẻ chưa có răng để nhai nhuyễn hoặc vì sặc mà các hạt này có thể vào đến đường thở và nằm chặn ở đó khiến trẻ khó thở và có thể ngạt thở.
Nếu thấy trẻ đang chơi vui vẻ bỗng đột ngột ú ớ, hoặc khóc không thành tiếng, người tím tái thì bố mẹ nên kiểm tra ngay xem bé có lỡ nuốt vật gì vào họng hay không.
Sơ cứu:
Thủ thuật sơ cứu Heimlich được áp dụng cho trẻ nhỏ 2 tuổi thực hiện theo cách sau: Người lớn đứng sau lưng trẻ. Dùng một tay ôm hông trẻ, một tay nắm thành nắm đấm và đặt ở vùng trên rốn, dưới mũi xương ức (vùng thượng vị). Sau đó, tiếp tục rút tay kia chồng lên, ấn thật mạnh và liên tiếp: trước - sau, dưới - lên, lặp lại 6- 10lần. Cách khác, bạn có thể đặt một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, tay kia chồng lên và ấn thật mạnh,, lặp lại 6-10 lần.
Nếu trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bạn dùng bàn tay khum lại và vỗ dứt khoát từng cái lên vùng lưng ở giữa hai xương bã vai. Và ấn ngực bằng cách cho trẻ nằm ngửa, dùng tay ấn mạnh vùng thượng vị. Sau khi sơ cứu tại nhà, tiếp tục đưa trẻ đi bệnh viện để khám. Nên nhớ, tuyệt đối không móc họng hay dốc ngược trẻ.
3. Bỏng
Có đến 77% trẻ nhỏ bị bỏng là do những chất lỏng ở nhiệt độ cao gây nên như nước sôi.
Có đến 77% trẻ nhỏ bị bỏng là do những chất lỏng ở nhiệt độ cao gây nên như nước sôi, cháo sôi, canh sôi… Số khác bỏng do bàn ủi, cháy nổ, quẹt lửa…Vì thế, việc phòng ngừa tai nạn cháy nổ và bỏng nước sôi rất quan trọng trong việc hạn chế bớt những nguy cơ tai nạn gây bỏng cho bé. Tuyệt đối không để trẻ chơi đùa khu vực đặt để bình gas. Trong bàn ăn, không chêm cồn vào khi lửa đang cháy. Pha chế nước sôi tránh xa khu vực có trẻ nhỏ. Đặt để những dụng cụ chứa, đứng nước sôi xa tầm với của trẻ.
Sơ cứu:
Đưa bé lập tức rời xa khu vực bốc lửa; cởi hết áp quần trên người trẻ để làm nguội. Dội nước sạch vào chỗ bỏng và cho uống thật nhiều nước. Sau khi rửa sạch vết bỏng, dùng kem thoa bỏng bôi một lớp lên đó (Pommade Silver Sulfadiazine, Silvirin, Flammazine, Silvadene), tiếp đến đắp băng gạc vô trùng hoặc vải sạch lên. Có thể dùng mộ túi nhựa để bao vùng bỏng. Khi thấy da bị sưng tấy, mưng mủ phải lập tức đến bệnh viện để kiểm tra.
Bạn có thể tham khảo độ bỏng để nhận biết tình trạng tai nạn:Bỏng độ 1: da đỏ và rát.
Bỏng độ 2: bỏng một vùng da lớn và có bóng nước.
Bỏng độ 3: Toàn lớp da trắng bệch, nguy hiểm nhất là vùng mặt, bộ phận sinh dục, bàn tay, bàn chân.
Với những trường hợp bỏng nặng: bố mẹ cần rửa sạch vết bỏng bằng 0,9%, sau đó bôi Polividone 10% và băng vùng bỏng bằng Silverdine. Việc làm này sẽ giúp vùng bỏng không có điều kiện bị vi khuẩn xâm nhập.
Tuyệt đối không được dùng kem đánh răng, nước mắm hoặc giấm chua bôi lên vùng bỏng để làm trầm trọng thêm.
4. Điện giật
Tuyệt đối không để trẻ đến gần nguồn điện vì nơi này tiềm ẩn nhiều tai nạn chết người.
Những dây đèn trang trí tết đầy màu sắc rất thu hút trẻ nhỏ đến khám phá. Do đó, các công tắc điện, dây điện quanh những khu vực này có thể khiến trẻ có nguy cơ bị giật điện.
Sơ cứu: Khi trẻ bị giật, không nên kéo trực tiếp trẻ ra khỏi khu vực có dây điện mà chỉ nên ngắt ngay cầu dao.
Nếu trẻ tỉnh táo, để trẻ nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi. Khi trẻ bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở, nên sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đi cấp cứu.
5. Ngạt nước
Trẻ nhỏ rất thích nghịch nước và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gân tai nạn hàng đầu ở trẻ em trên khắp thế giới.
Những thùng nước, hồ bơi đặt để trong khu vực nhà hoặc nơi bạn nghỉ mát trong dịp tết có thể trở thành điểm nghịch phá rất lý tưởng của trẻ nhỏ. Chúng thường quanh quẩn những khu vực này và rất dễ gây ra tai nạn cho chính mình.
Sơ cứu: Đưa trẻ lên khỏi mặt nước. Nhẹ nhàng đặt xuống mặt phẳng khô, thoáng khí. Thời gian vàng để cấp cứu nạn nhân ngạt nước là 4 phút. Trong 4 phút này, bạn phải tận dụng làm hô hấp nhân tạo và ấn mạnh ngoài lồng ngực để tống đẩy nước ra ngoài, tránh làm tổn thương đến não hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Khi trẻ đã có dấu hiệu sống, phải để trẻ nằm nghiêng để tránh sặc khi nôn nước ra ngoài. Sau đó, cởi bỏ quần áo ướt của trẻ, giữ ấm và tiếp tục chuyển lên bệnh viện để theo dõi.
6. Ngộ độc hóa chất gia dụng
Bé bị ngộ độc thực phẩm sẽ liên tục đau bụng và nôn ói.
Những ngày tết thường có thờ cúng và nấu nướng tiệc tùng. Những chai lọ đựng dầu hôi, nước rửa đồng, giấm, nước tro tàu… có thể trẻ tưởng nhầm thành nước hoặc thức uống và cho vào miệng.
Trẻ dưới 6 tuổi rất dễ mắc phải những tai nạn như vậy do bản năng tò mò và ưa khám phá của chúng.
Sơ cứu:
Loại bỏ bớt độc tố bằng cách cho trẻ tự nôn. Có thể cho trẻ uống nước lọc hoặc sữa thật nhiều để kích thích trẻ nôn bớt độc tố ra ngoài, tránh chất độc thấm vào cơ thể.
Nếu trẻ bị khó hoặc ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo và xoa tim ngoài lồng ngực để giúp trẻ hồi tỉnh. Đồng thời, lập tức đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu.
Tuyệt đối không cố móc họng để trẻ nôn vì sẽ làm rách niêm mạc họng của trẻ, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, khi ép nôn như vậy, trẻ sẽ dễ hít phải độc tố và độc tố này sẽ đi vào phổi.
Để tránh những tai nạn cho trẻ khiến ngày tết của cả nhà ra nặng nề và mất vui, cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa. Vì thế, bạn nên chú ý những biện pháp phòng tai nạn mà bài viết này đã đề cập đến nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)