Giai đoạn giữ thai kỳ là lúc bạn bắt đầu cảm thấy chuyển động đầu tiên của bé
Thông thường, khi bước sang giai đoạn giữa thai kỳ, triệu chứng buồn nôn lắng xuống, cảm xúc cân bằng trở lại và thậm chí ham muốn tình dục cũng sẽ tăng cao. Hơn thế, đây cũng là lúc bạn bắt đầu cảm thấy chuyển động đầu tiên của bé. Và còn rất nhiều điều thay đổi đang chờ bạn khám phá.
Cơn buồn nôn sẽ giảm
Tin vui là các triệu chứng giai đoạn giữa thai kỳ thường không còn tình trạng ốm nghén. Hầu hết thai phụ đều thấy khỏe mạnh và thèm ăn nhiều hơn. Nếu vẫn cảm thấy buồn nôn, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được bổ sung thêm vitamin B6.
Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm một cảm giác khó chịu mới trong tử cung đó là đau bụng. Cơn đau này là do tử cung của bạn phát triển và kéo theo tình trạng căng dây chằng xung quanh tử cung.
Dấu hiệu của sự sống
Trong ba tháng đầu, thai nhi phát triển âm thầm trong tử cung. Vào khoảng 12 tuần, bác sĩ có thể phát hiện nhịp tim của bé. Nhưng lúc này bạn đã có thể trải nghiệm những tín hiệu của sự sống bên trong tử cung của mình. Trong đó có hiện tượng thai máy. Từ 16 đến 20 tuần, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bé di chuyển xung quanh tử cung và dấu hiệu này được gọi là “thai máy”. Gần cuối tam cá nguyệt, bạn càng cảm nhận rõ những chuyển động của bé, thậm chí rất mạnh nhưng đừng lo vì nó hoàn toàn vô hại!
Khó thở
Ở giai đoạn này, chỉ cần bước vào phòng tắm cũng có thể khiến cho bạn cảm thấy hụt hơi. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Khi tử cung phát triển, nó khiến cho phổi gặp chút khó khăn trong việc điều hòa không khí. Hãy cố gắng hoạt động vừa phải để không bị khó chịu. Tuy nhiên, nếu thấy triệu chứng khó thở ngày càng trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Cơ thể thay đổi
Từ tuần 16 của thai kỳ, bạn có thể bắt đầu “diện” quần áo bầu do vì bụng đã lớn và vòng eo đã nở. Đến tuần 27, bạn nên đã tăng được hơn 7kg, nhưng thai nhi lúc này chỉ được khoảng 1kg. Bạn cũng sẽ có thể bắt đầu thấy các vết rạn xuất hiện. Ban đầu, vết rạn có màu hồng nhạt hoặc tím nhưng sau sẽ nhạt màu dần chuyển thành trắng hoặc xám. Nếu muốn chữa vết rạn, bạn nên bắt đầu ngay khi thấy nó xuất hiện.
Thay đổi cảm xúc
Mặc dù kích thích tố trong cơ thể vẫn còn tác động nhưng cơ thể của bạn có đến ba tháng để điều chỉnh. Chính vì vậy bạn thực sự có thể chế ngự cảm xúc của mình để tránh khỏi nhưng cơn khóc lóc blue baby không cần thiết. Tuy nhiên, những thay đổi của cơ thể có thể khiến bạn lo lắng thái quá. Do đó, để đánh bại những cơn blue baby bạn có thể:
- Mua một bộ trang phục mình thấy vì thai nhi cũng đang lớn dần
- Tận dụng các phương pháp làm đẹp và thư giãn cho bà bầu như đi spa hoặc massage mặt
- Du lịch cũng là một trong những cách thư giãn tuyệt vời để bạn có thể thực hiện trong lúc này
Ham muốn tình dục
Trong tháng thứ 4 hoặc thứ 5, bạn có thể đột nhiên cảm thấy ham muốn tình dục tăng cao
Trong tháng thứ 4 hoặc thứ 5, bạn có thể đột nhiên cảm thấy ham muốn tình dục tăng cao. Bởi trong giai đoạn giữa thai kỳ, cơ thể của bạn sẽ sản xuất estrogen nhiều hơn. Trong một ngày, buồng trứng của bà bầu có thể sản xuất estrogen tương đương với lượng estrogen trong ba năm đối với một phụ nữ không mang thai. Ngoài ra, sau khi chấm dứt cơn buồn nôn và mệt mỏi trong ba tháng đầu, bạn đã bắt đầu cảm thấy hưng phấn hơn bao giờ hết. Đối với một số thai phụ, có thể đây là lần đầu tiên đạt được cực khoái.
Ác mộng
Khi bạn đã thấy bụng lớn, những giấc mơ, mộng mị có thể đến với bạn thường xuyên hơn và thậm chí đầy kinh hãi. Có thể sau khi tỉnh giấc bạn sẽ toát mồ hôi, run rẩy vì những gì vừa trải qua trong mơ nhưng chúng hoàn toàn không phải là sự thật và chỉ là một trong những “tác dụng phụ” của giai đoạn thứ hai này. Vì vậy, đừng lăn tăn suy nghĩ nhiều về những gì đã gặp trong ác mộng và hãy vươn mình để hít thở một hơi thật sâu trước khi bắt đầu ngày mới.
Tập thể dục
Triệu chứng thai kỳ trong giai đoạn thứ hai rất ít so với ba tháng đầu. Do đó, đây là lúc để bạn tận dụng và tập các bài tập phù hợp:
- Kegels: Bài tập này giúp bạn giảm đau trong lúc chuyển dạ làm giảm nguy cơ tiểu không tự chủ sau sinh. Nó được thực hiện giống như khi bạn cố nhịn tiểu. Cứ thế lặp đi, lặp lại và làm nhiều lần trong ngày ở bất cứ nơi nào.
- Yoga: Chọn những bài yoga cơ bản cho bà bầu để đem lại những lợi ích sức khỏe.
- Bơi lội và aerobics: Cố gắng chọn các động tác đơn giản và an toàn, đồng thời tránh đè sức nặng quá nhiều lên đôi chân.
- Đi dạo: Chỉ cần dạo quanh nhà cũng mang lại cho bạn sức sống mới
Đề phòng tai nạn khi tập thể dục
Sau tháng thứ 4 hoặc thứ 5, nên bỏ qua các bài tập thể dục đòi hỏi phải nằm ngửa
- Tránh nâng vật nặng hoặc tập bất kỳ bài tập thể dục nào đòi hỏi bạn phải gắng sức vì nó có thể làm tăng huyết áp của bạn đến mức nguy hiểm.
- Sau tháng thứ 4 hoặc thứ 5, nên bỏ qua các bài tập thể dục đòi hỏi phải nằm ngửa. Tư thế này có thể dẫn đến tình trạng nén các tĩnh mạch chủ, ngăn chặn việc chuyển máu đến thai nhi.
- Ăn bữa ăn nhẹ trước khoảng một giờ tập luyện để tăng lượng calo cho cơ thể hoạt động
- Uống nước từng ngụm trong giờ nghỉ để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước
- Tránh tập luyện quá sức vào những ngày trời nắng nóng vì nguy cơ say nắng rất nguy hiểm cho bà bầu
- Đặc biệt cẩn thận với các bài tập đòi hỏi phải trạng thái thăng bằng vì lúc này cơ thể bạn đang thay đổi rất nhanh và bạn có thể cảm thấy mất cảm giác giữ thăng bằng trên mặt đất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)