Hiểu đúng việc tiêm nhắc vắc-xin cho trẻ

Tiêm nhắc vắc xin nhằm giúp cơ thể tái sản xuất kháng thể đã được hình thành từ đợt tiêm vắc xin trước đó.

banner ads

Để đạt hiệu quả tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm nhắc đúng theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ.

Tầm quan trọng của việc tiêm nhắc vắc-xin cho trẻ

Liều tiêm vắc xin nhắc giúp cho người được tiêm phòng có thể kháng bệnh ở mức gần 100%. Với những người đã tiêm phòng nhưng chưa tiêm vắc xin nhắc thì khả năng bảo vệ chưa được hoàn thiện, vẫn có khả năng bị mắc bệnh.

Kể cả với những người trưởng thành chưa tiêm liều vắc xin nhắc cũng cần được tiến hành để nâng cao khả năng phòng bệnh và đẩy lùi các bệnh nguy hiểm.

5579-vacxin.jpg

banner ads

Việc tiêm vắc xin đúng và đủ liều sẽ giú trẻ có sức đề kháng tốt.

Các loại vắc-xin cần tiêm nhắc cho trẻ

Vắc xin nhắc chỉ được áp dụng với các loại vắc xin có khả năng tạo được trí nhớ miễn dịch cho cơ thể thông qua các mũi vắc- xin phòng bệnh trước đó.

Lịch tiêm vắc- xin nhắc được khuyến khích như sau:

- Loại vắc- xin ngừa các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván: Tiêm nhắc lúc trẻ 18 tháng tuổi, chậm nhất là 3 tuổi, không nên tiêm sớm cho trẻ.

- Vắc -xin bại liệt dạng uống: Nên cho trẻ uống hai liều bổ sung cách nhau khoảng 1 tháng lúc trẻ dưới 5 tuổi.

- Vắc- xin ngừa nhiễm khuẩn do Hib cần được tiêm nhắc khi trẻ được 18 tháng tuổi.

- Vắc- xin viêm não Nhật Bản: Tiêm nhắc mũi thứ 3 sau mũi tiêm thứ 2 sau đó 1 năm và định kỳ tiêm nhắc vào khoảng 3 đến 5 năm.

- Vắc -xin sởi: Tiêm nhắc vào lúc 18 tháng.

- Văc -xin cúm: Tiêm nhắc hàng năm trước mùa dịch.

- Vắc -xin tả uống: dùng hàng năm cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao tại các vùng dễ bùng phát dịch bệnh.

- Vắc-xin thương hàn: Tiêm nhắc đình kỳ khoảng 2-3 năm, nhất là người già và trẻ em.

- Vắc-xin phế cầu và vắc-xin não mô cầu: Sau khi tiêm mũi đầu tiên thì tiêm nhắc sau đó 3 năm.

- Vắc-xin dại: Chỉ điều trị dự phòng khi phơi nhiễm.

Những lưu ý đối với trẻ 'bị trễ lịch tiêm chủng"

Lịch tiêm vắc- xin nhắc có thời gian khá dài, có mũi lên đến 5 đên 8 năm khiến phụ huynh có thể quên tiêm phòng cho trẻ. Tuy nhiên, việc tiêm phòng nhắc trễ không khiến cho vắc- xin mất đi tác dụng của chúng. Dưới đây là những giải thích, cha mẹ nên biết để bớt băn khoăn:

- Kháng thể được tạo ra khi tiêm vắc -xin có thể giảm dần và biến mất nhưng trí nhớ miễn dịch của cơ thể vẫn được duy trì.

- Trí nhớ miễn dịch này duy trì rất lâu và đáp ứng ngay với liều vắc -xin nhắc và phục hồi lại đầy đủ kháng thể để bảo vệ cho cơ thể.

- Việc tiêm phòng trễ liều vắc -xin nhắc không làm giảm hiệu quả của việc tạo ra kháng thể. Tuy nhiên nếu tiêm sớm so với lịch thì phản ứng có thể xảy ra làm giảm tác dụng của vắc- xin.

Vì vậy, khi phụ huynh trễ lịch tiêm nhắc vắc- xin thì vẫn tiến hành tiêm phòng như bình thường không nên tiêm phòng lại từ đầu để tránh phản ứng ngược.

Yeutre.vn (Sưu tầm)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI