Hiểu đúng về bệnh quai bị để điều trị hiệu quả

Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ 4-15 tuổi. Tuy không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu biến chứng có thể gây ra vô sinh ở trẻ.

banner ads

Dưới đây là những điều mẹ nên biết về bệnh quai bị để phòng tránh và chữa trị cho con.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống

Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống. Ngoài ra virus này cũng có thể lây truyền qua đường phân và nước tiểu do chúng có thể sống trong môi trường này từ 2 đến 3 tuần. Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh quai bị nếu chưa được tiêm phòng trước đó.

Triệu chứng

Thời gian đầu khi vừa mới nhiễm virus bé thường cảm thấy mệt mỏi trong người, đau đầu và đau phía trước tai. Bé cũng sẽ cảm thấy khó nhai và sợ ra gió.

Bé còn bị sốt cao kéo dài trong 3 đến 4 ngày và bị chảy nước dãi. Hai bên má dần dần sưng to và khiến trẻ nuốt nước bọt cũng cảm thấy khó khăn và đau. Đây là do tuyến mang tai bị viêm nhiễm.

Chỗ sưng của bé tuy đau nhưng không tấy, da bong, vết sưng cương cứng, không có mủ bên trong. Đồng thời họng bé hơi đỏ.

Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 18 ngày. Người nào từng mắc bệnh một lần thì miễn nhiễm suốt đời với bệnh. Bệnh dễ lây lan nhất vào hai ngày trước khi bệnh nhân chính thức phát bệnh.

Biến chứng quai bị

Bệnh quai bị không nguy hiểm. Thường sau 10 ngày phát bệnh cơ thể sẽ dần phục hồi, các triệu chứng của bệnh giảm dần và mất đi.

Tuy nhiên, bé bị bệnh quai bị có nguy cơ bị viêm một số các bộ phận như: não, màng não, tinh hoàn, mào tinh hoàn, buồng trứng, tuyến giáp, cơ tim, tuyến lệ…

Đặc biệt nếu bé bị viêm tinh hoàn hay mào tinh hoàn thì có nguy cơ bị vô sinh.

Lúc này tinh hoàn và mào tinh hoàn sưng to. Bé bị đau sốt kéo dài khoản 1 tuần, sau đó thì 50% những người mắc biến chứng này có hiện tượng tinh hoàn teo đi. Nếu lúc này không được điều trị kịp thời khiến cả hai tinh hoàn cùng teo đi thì mới gây vô sinh. Biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn xuất hiện từ 7 đến 10 ngày sau khi bệnh quai bị bộc phát.

Điều trị

Nếu bé bị biến chứng khi mang bệnh quai bị thì cần lập tức đưa bé đến điều trị tại bệnh xá. Nhưng nếu bé chưa có biến chứng gì thì mẹ có thể điều trị bệnh cho bé ngay tại nhà.

Trẻ bị bệnh được điều trị tại nhà cần được cách ly để tránh lây lan cho người khác

Trẻ bị bệnh được điều trị tại nhà cần được cách ly để tránh lây lan cho người khác. Đây là bệnh dễ lây lan qua nước bọt li ti của trẻ.

Trẻ cần phải được nằm nghỉ dưỡng, hạn chế vận động. Nếu bé bị viêm tinh hoàn hay mào tinh hoàn thì tuyệt đối phải nằm nghỉ ngơi trên giường.

Trẻ cũng cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, do bé bị đau ở vùng miệng và họng nên cần cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng để lấy lại sức cho cơ thể.

Nên cho trẻ uống nhiều nước để chống mất nước cho cơ thể. Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý để tránh cho bé cảm thấy khô miệng. Mẹ có thể cho bé dùng Paracetamol nếu bé cảm thấy quá khó chịu hay sốt quá cao.

Quai bị là bệnh kị gió, vì vậy mẹ cần giữ kín gió cho trẻ đến khi các vùng sưng tấy giảm đi. Tuy vậy việc vệ sinh thân thể phải được giữ sạch sẽ. Mẹ không nên cho bé tiếp xúc với nước lạnh. Mẹ cũng không nên bôi đắp những loại thuốc dân gian ở các vùng sưng để tránh bị nhiễm độc cho bé.

Phòng bệnh

Mẹ nên dẫn bé đi tiêm vắc- xin để phòng chống bệnh và tránh để bé tiếp xúc với người bị bệnh quai bị. Bé từ 1 năm tuổi trở lên có thể đi tiêm phòng được.

Khi tiếp xúc để chăm sóc người bị bệnh quai bị nên mang khẩu trang để tránh lây nhiễm.

Các bài thuốc dân gian điều bệnh quai bị

Dùng để uống

Bài 1: Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.

Bài 2: Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.

Những bài thuốc nam chữa quai bị

Bài 3: Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.

Bài 4: Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 5: Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.

Bài 6: Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7: Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.

Dùng thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài

Bài 1: Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.

Bài 2: Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

Hạt gấc có tác dụng chữa bệnh quai bị

Bài 3: Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

Bài 4: Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Bài 5: Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.

Bài 6: Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 7: Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.

Món ăn trị bệnh quai bị

Món 1: Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

Đậu xanh một trong những món ăn dành cho người bị quai bị

Món 2: Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.

Món 3: Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.

Món 4: Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.

Các bài thuốc dân gian điều bệnh quai bị

Dùng để uống

Bài 1: Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.

Bài 2: Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.

Những bài thuốc nam chữa quai bị

Bài 3: Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.

Bài 4: Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 5: Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.

Bài 6: Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7: Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.

Dùng thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài

Bài 1: Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.

Bài 2: Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

Hạt gấc có tác dụng chữa bệnh quai bị

Bài 3: Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

Bài 4: Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Bài 5: Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.

Bài 6: Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 7: Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.

Món ăn trị bệnh quai bị

Món 1: Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

Đậu xanh một trong những món ăn dành cho người bị quai bị

Món 2: Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.

Món 3: Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.

Món 4: Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.

Yeutre.vn (Sưu tầm)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI