1. Nguyên nhân trẻ bị bệnh quai bị
Quai bị hay còn gọi là bệnh chàm bàm, một bệnh do virus paramyxovirus gây nên và thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 5 - 8 tuổi, thậm chí người lớn vẫn có thể mắc bệnh này nhưng ít hơn.
Trong đó, virus paramyxovirus có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2 - 3 tuần nên nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ bệnh có thể lây qua đường nước tiểu hoặc phân, nước bọt.
2. Triệu chứng bệnh quai bị
Khi mới bị bệnh, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, đau đầu, đau vai trước, khó nhai, sợ gió. Trẻ cũng sẽ có dấu hiệu sốt cao từ 39 độ trở lên, chảy nước bọt trong 3 - 4 ngày. Đồng thời, mẹ sẽ thấy một bên má của trẻ bị sưng to (tuyến mang tai), sau vài ngay, hai bên sẽ sưng to và nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau đớn.
Khi mẹ ấn vào chỗ sưng ở má sẽ thấy chỗ sưng không bị lún, không tấy đỏ, không bưng mủ nhưng phần da bóng lên, họng đỏ.
3. Biến chứng bệnh quai bị
Trẻ bệnh quai bị có lây khônglà băn khoăn của nhiều cha mẹ vì biến chứng để lại rất nguy hiểm, đặc biệt là bé trai có khả năng gây vô sinh nếu điều trị không kịp thời.
Biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
Biến chứng này chiếm khoảng 20 - 35% ở người sau tuổi dậy thì và thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 - 10 ngày. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy tinh hoàn sưng to, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, và tình trạng viêm có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn tới teo tinh hoàn và giảm số lượng tinh trùng, vô sinh. Khoảng 50% số trường hợp sẽ bị teo tinh hoàn.
Biến chứng nhồi máu phổi
Đây là biến chứng thứ 2 khiến nhiều người lo lắng. Sau viêm tinh hoàn do quai bị, trẻ có thể bị nhồi máu phổi, nghĩa là phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng và có nguy cơ dẫn tới hoại tử mô phổi.
Viêm buồng trứng
Nếu bé gái từng bị quai bị thì 7% sẽ bị viêm buồng trứng sau tuổi dậy thì, tuy nhiên ít khi dẫn tới vô sinh.
Gây tổn thương thần kinh
Biến chứng này chiếm khoảng 0.5%, sau khi bị bệnh, trẻ thường có dấu hiệu thay đổi tính nết, bứt rứt, khó chịu, co giật, rối loạn tri giác, đầu to do não úng thủy.
4. Trẻ bệnh quai bị có lây không?
Bệnh quai bị thường lây lan qua đường hô hấp như nước bọt và lây lan qua phân, nước tiểu, vì vậy bệnh rất dễ lây lan, bùng phát thành dịch.
Do đó, cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, môi trường ở trong lành, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh và không vào vùng dịch khi đang có dịch.
5. Cách phòng bệnh quai bị
Cách phòng bệnh duy nhất là cho trẻ tiêm phòng quai bị. Sau 6 - 7 tuần tiêm chủng cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra kháng thể đạt mức cao nhất để phòng được bệnh khi có dịch. Nên bắt đầu tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng tuổi, tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng, nhắc lại sau 1 tháng và lần cuối là khi trẻ từ 4 - 12 tuổi.
Yeutre.vn (Tổng hợp)