Các món đồ chơi thông minh cho bé trong những năm đầu đời
Chắc hẳn bạn đã từng rất ngạc nhiên khi thấy con tập trung đặt một khối gỗ vuông vào một ô vuông hoặc chụp bắt một quả bóng trong không trung? Đó cũng là lúc bạn nhận ra rằng thời gian vui chơi của con không chỉ là giải trí mà còn là học tập. Nắm bắt được tâm lý này, các nhà sản xuất đồ chơi trẻ con đã cho ra đời vô số các trò chơi thông minh. Điều này tưởng chừng sẽ rất thuận lợi nhưng nó lại mang đến những khó khăn nhất định cho các phụ huynh vì không phải đồ chơi giáo dục nào cũng mang tính giải trí và không phải tất cả mọi loại đều như nhau. Dưới đây là cách thức để giúp bạn chọn lựa được món đồ chơi phù hợp với thế giới riêng của trẻ qua từng độ tuổi:
Cách trẻ nhỏ vui chơi trong những năm đầu đời
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng tất cả 5 giác quan của mình
Trước khi muốn chọn đồ chơi thông minh cho bé 1 tuổi, 2 tuổi hay 3 tuổi, bố mẹ phải thăm dò các biến chuyển nơi bé. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng tất cả 5 giác quan của mình. Bé hiểu mọi vật bằng cảm giác cứng hay mềm, chi tiết hay thô mộc hoặc bé sẽ muốn biết món đồ đó ra sao nếu thả xuống? Cho nó vào miệng xem có vị gì. Do đó, các hoạt động vui chơi của bé trong giai đoạn này chủ yếu là “nếm” bằng miệng hoặc dùng tay lắc, đập, ném và thả.
Khi bé phát triển kỹ năng vận động sang bước mới, cách chơi sẽ có sự phối hợp nhiều và phức tạp hơn. Chẳng hạn:
- Vào khoảng 4 tháng tuổi, bé bắt đầu tiến sát và nắm bắt đồ chơi
- Đến 6 hoặc 7 tháng, bé có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác
- Khoảng 9 tháng, bé có thể bò được và tự mình nhặt lấy những đồ vật nhỏ. Trong thời gian này, trẻ thường chơi đơn độc, nhưng chỉ khoảng ít tháng, bé sẽ chơi trong sự tương tác và bắt chước cả những âm thanh cũng như hành động.
Càng lớn, năng lực tương tác sẽ càng trở nên quan trọng hơn. Nó giúp bé tìm hiểu về ngôn ngữ, các mối quan hệ xã hội và mối quan hệ giữa nguyên nhân - kết quả. Nhưng điều đáng buồn là phần lớn bố mẹ đều không dành thời gian nhảy múa như một con rối trước mặt bé hay dự đoán xem khi nào quả bóng sẽ lăn về lại vị trí bé đang đứng.
Do đó, nếu muốn thay đổi, bố mẹ có thể làm ngay bây giờ bằng cách quan tâm đến cách các bé nếm, ngửi, cảm nhận và phản ứng lại âm thanh. em bé đã sẵn sàng cho giai đoạn phát triển tiếp theo: tìm ra cách họ làm việc.
Gợi ý các món đồ chơi thông minh cho bé theo từng độ tuổi
Đồ chơi thông minh cho bé 1 tuổi
Các món đồ chơi thông minh cho bé 1 tuổi rất đơn giản. Chúng có thể là:
- Đồ chơi treo nôi di động: Các con búp bê hay con thú nho nhỏ treo lủng lẳng trên đầu trong lúc bé nằm nôi hay cũi sẽ kích thích thị giác mạnh mẽ và giúp bé phát triển khả năng tập trung. Lưu ý, do tầm nhìn của trẻ không thể xa hơn 20cm nên việc chọn đồ chơi xen kẽ hai sắc màu đen, trắng sẽ có tác dụng kích thích trẻ.
Qua thời gian, bé sẽ nhận ra cậu nhóc chảy nước dãi hay mỉm cười trong gương chính là mình
- Chiếc gương: Trước hết, bé sẽ rất thích thú với các biểu cảm của gương mặt khi nhìn vào gương dù thực sự không hiểu đó là hình ảnh phản chiếu của chính mình. Qua thời gian, bé sẽ nhận ra cậu nhóc chảy nước dãi hay mỉm cười trong gương chính là mình. Một khi điều này đến, nó chứng tỏ bé đã phát triển nhận thức và có thể tự khám phá về các bộ phận trên cơ thể mình.
- Xe kéo: Để giúp bé phát triển cơ bắp và kỹ năng giữ thăng bằng, bạn nên cho bé chơi xe kéo. Kỹ năng đẩy và kéo khi chơi các dạng đồ chơi này sẽ giúp các cơ bắp phát triển ở mức cần thiết để biến bé thành người biết kiểm soát tốc độ của mình.
- Đồ chơi phát ra âm thanh: Tiếng ồn hay âm thanh bất kỳ sẽ giúp trẻ phản xạ bằng hành động. Nó giúp trẻ kiểm soát và phát triển kỹ năng phối hợp của mình.
- Vật gặm nướu: Bé rất thích dùng miệng để "cảm nhận" mọi thứ. Tuy nhiên cần đảm bảo tất cả đồ chơi gặm nướu của bé phải được vệ sinh sạch sẽ. Nó sẽ tập cho bé khả năng nhai đồng thời giảm cảm giác đau khi mọc răng nếu được làm lạnh.
Vòng tháp màu
-Vòng stack: Đây là loại đồ chơi cổ điển. Nó có dạng hình nón và các vòng màu ứng với các kích thước khác nhau theo chiều vòng tháp. Các bé sẽ thực hành kỹ năng vận động bằng cách lắp các vòng tương ứng vào hình nón. Ngoài việc tìm hiểu màu sắc và các con số khi bạn dạy trẻ đếm các vòng, các bé còn học được cách tư duy về hình học.
- Bộ lego đồ chơi kích thước lớn: Chúng sẽ giúp trẻ phát triển tư duy trong khả năng sắp xếp và lắp ghép mà không sợ bị hóc dị vật.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra những món đồ chơi thông minh cho bé 1 tuổi cực kỳ đơn giản như:
- Tạo âm thanh bằng cách vỗ tay hay hát cho bé nghe hoặc làm mặt hề cho bé cảm nhận các biểu cảm trên gương mặt.
- Cho bé xem những hình ảnh đầy chuyển động đầy màu sắc từ điện thoại di động.
- Treo ít quả bóng màu hoặc vài dải ruy băng trước vị trí bé nằm. Khi bé được 8 đến 10 tuần tuổi, có thể cho bé tiếp cận với nó.
- Đặt một chiếc gối hình chữ nhật hoặc hình trụ dưới cánh tay và ngực của bé khi bé lật để củng cố cơ ở vùng cổ và cánh tay khi bé lật người trở lại.
- Các thùng carton rỗng có thể trở thành “căn cứ địa” cho bé khi đã biết bò.
- Thú nhồi bông cũng là một ý tưởng không tồi, nhất là đối với các trẻ sơ sinh.
Đồ chơi thông minh cho bé từ 2-3 tuổi
Bộ lắp ghép giúp bé phát triển kỹ năng tư duy và phán đoán
Các dạng đồ chơi thông minh cho bé từ 2-3 tuổi cần tránh các chi tiết nhỏ như pin mini; các đồ chơi sắc cạnh hoặc có quá nhọn hay đồ chơi làm bằng sơn có pha chì. Theo đó, các loại đồ chơi thông minh cho bé 2 tuổi bao gồm:
- Bộ lắp ghép và xếp hình
- Bộ đất sét màu
- Các khối hình tam giác, vuông, tròn…
- Một quả bóng mềm
- Các cuốn sách ảnh hình họa phong phú
- Các loại đồ chơi âm nhạc
- Trò chơi xếp hình thành vòng tròn
- Bộ trò chơi phân loại các khối hình
Nếu chọn đồ chơi thông minh cho trẻ 3 tuổi, mẹ cũng có thể dựa theo những gợi ý trên đây nhưng có thể sưu tầm thêm các câu đố đơn giản để kích thích trẻ tư duy và suy luận.
Mong rằng với những gợi ý về các món đồ chơi thông minh cho trẻ trong những năm đầu đời bạn sẽ không còn băn khoăn khi đứng giữa hàng ngàn món đồ chơi trong các cửa hàng nữa nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)