Giúp con tự tin thể hiện bản thân - cách dạy con thành công không phải mẹ nào cũng biết

Giúp con tự tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bố mẹ. Không phải trẻ nào sinh ra đều có sẵn sự tự tin, đức tính này được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Chính ba mẹ có thể hành động để giúp con trở thành một đứa trẻ đầy nội lực ngay từ hôm nay.

banner ads

1. Tại sao cần giúp con tự tin?

trẻ tự tin
Giúp con tự tin hành động và thể hiện bản thân - Ảnh David Lamb

Tự tin là một trong những yếu tố giúp con người gặt hái được thành công trong cuộc sống. Nhưng, cần phân biệt tự tin với tự cao và tự kiêu. Có thể nói, tự tin là một trong những tài sản quan trọng của con người. Ai cũng hiểu, nếu không tự tin vào chính mình, thì con người không thể có đủ can đảm để hành động và đạt được một mục tiêu nào đó.

Tự tin giống như một nguồn động lực giúp trẻ dám đối mặt với khó khăn và thách thức, để đạt được điều mình mong muốn. Tự tin sẽ giúp trẻ không ngần ngại trước bất kỳ một công việc nào, dù cho nó có quá sức hay có khả năng thất bại đi chăng nữa. 

Thường những đứa trẻ tự tin sẽ tự lập tốt hơn. Những trẻ này thường có thành tích học tập cao hơn, có tình cảm ổn định hơn, giao tiếp nhanh nhạy hơn, có khả năng hòa đồng với các bạn trong vui chơi, trò chuyện,...Trong khi đó, trẻ nhút nhát thường co cụm lại khi tiếp xúc với môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển sau này của trẻ. Điều này cũng làm thui chột những khả năng tiềm ẩn bên trong các em. Trẻ không tự tin sẽ luôn cảm thấy thất bại và lo lắng với tất cả mọi thứ.

2. Thế nào là một đứa trẻ tự tin?

Bé gái xinh xắn
Giúp con tự tin vào khả năng của mình - Ảnh Edward Cisneros

Khi trẻ tự tin, con mạnh dạn, trẻ tin tưởng vào những việc mình làm và khả năng của bản thân. Trẻ không ngần ngại khi được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau. Các em không ỷ lại và dựa dẫm vào người khác. Trẻ luôn sẵn sàng và biết cách trình bày suy nghĩ, công việc của mình cho người khác nghe.

Trẻ tự tin thường mạnh dạn nói lên khả năng của mình bằng những câu như: " Con có thể làm được bài tập này... ", " Con biết đánh đàn... ", " Làm cái đó thì không khó/dễ... ". Hơn nữa đứa trẻ tự tin cũng sẽ mạnh dạn bày tỏ quan điểm cũng như điểm yếu của mình. Trẻ không ôm đồm nhiều vào cho mình. Các em có thể thẳng thắn thừa nhận " em không biết! " mà không xấu hổ.

Trong khi đó, một đứa trẻ nhút nhát , thiếu tự tin sẽ thường khóc nhè khi đến môi trường lạ. Trẻ luôn cảm thấy sợ sệt, lo lắng khi phát biểu ở lớp. Các em có thể ngại nói chuyện với người khác và không dám biểu diễn trên sân khấu.

3. Cha mẹ làm gì để giúp con tự tin trong giao tiếp?

Mẹ và con cùng vui chơi
Cha mẹ giúp con tự tin khám phá, sáng tạo - Ảnh Ketan Rajput

Thực tế đã chứng minh, tính thiếu tự tin, thiếu tự lập thường là do trẻ ít kinh nghiệm, thiếu kiến thức và kỹ năng. Tự tin, tự lập ở trẻ không tự nhiên mà có, nó được hình thành dần dần nhờ sự giáo dục đúng đắn của người lớn. Để giúp con tự tin và tự lập, ba mẹ cần tạo cơ hội cho con phát huy khả năng của mình. Ba mẹ hãy:

3.1 Giúp con tự tin làm những việc trong khả năng

Cha mẹ cần tránh làm hộ trẻ những việc đơn giản mà bản thân trẻ có thể làm được. Cần biết rằng thiếu tự tin có thể biến những việc mà trẻ có thể làm được thành không dám và không thể. Trẻ thiếu tự tin có thể chối không làm và trả lời: " Con không biết! " Hay " Con không làm được! ". Đó có thể là vì trẻ sợ thất bại, sợ bị chê trách. Ba mẹ cần tin rằng nếu cố gắng trẻ có thể làm được. Vì vậy cần tránh làm hộ trẻ những việc đơn giản mà bản thân trẻ có thể làm được.

3.2 Giúp con tự tin khám phá môi trường xung quanh

Cha mẹ không nên bao bọc con mà cho trẻ tiếp xúc nhiều với moi trường bên ngoài. Tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và thể hiện bản thân khi ở trường, ở nhà. Nên khuyến khích trẻ thử nghiệm những điều mới mẻ và khám phá cuộc sống xung quanh. Cũng cần chấp nhận cho con đối mặt với những khó khăn và thử thách để tạo cho con tính tự lập. Sau những thất bại hãy dành cho con những lời động viên. Cha mẹ cần phân tích cho con hiểu mình đã làm được những điều gì. Cũng phải phân tích những điểm mà trẻ vẫn chưa làm được, để củng cố và phát triển tính tự tin cho con. 

3.3 Giúp con tự tin bằng xậy dựng nội lực bên trong bản thân trẻ

Bé chơi bong bóng
Xây dựng "giá trị bên trong" cho trẻ - Ảnh Pan Xiaozhen

Cha mẹ cần chú ý tạo dựng cho con "giá trị bên trong" hay "nội lực bên trong". Việc này cần cha mẹ vun đắp từ từ. Không nên nóng vội ép trẻ làm những việc mà con không muốn. Thay vào đó, cha mẹ cần để cho trẻ làm những việc trong khả năng của mình một cách thoải mái nhất. Cần để cho trẻ tự do nói ra những ước mơ của mình. Sau đó cha mẹ có thể phân tích và định hướng cho trẻ lên kế họach những việc mình cần làm ngay bây giờ để đạt được ước mơ của mình.

Với trẻ thiếu tự tin, cần khen ngợi trẻ ngay từ những cố gắng bước đầu của trẻ. Việc khen ngợi hay động viên, cần được cha mẹ và những người xung quanh thực hiện liên tục một cách thiện chí, không chê bai, chỉ trích khi trẻ làm sai. 

3.4 Giúp con tự tin tích lũy kiến thức, kinh nghiệm

Việc tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng hình thành thế giới quan cho trẻ. Kiến thức rộng và những trải nghiệm sẽ giúp trẻ tự tin đưa ra những suy nghĩ độc lập của mình. Trẻ biết mình là người có ích và có thể đóng góp phần mình cho xã hội thông qua những kiến thức của mình. Điều này thực sự giúp trẻ được tỏa sáng trước mọi người.

Để trẻ có một niềm tin mãnh liệt vượt qua chông gai của cuộc đời trong tướng lai, cần có sự tự tin. Các bậc phụ huynh và những nhà giáo dục cần ý thức được tầm quan trọng trong việc giúp con tự tin ngay từ nhỏ. Điều này đóng góp vai trò không nhỏ, để hướng trẻ trở thành một con người năng động, bản lĩnh trong xã hội sau này. 

Nguyễn Oanh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI