Bốn kỹ năng giao tiếp cơ bản nên dạy trẻ lên 3

Trẻ lên 3 tuổi, khi đã biết nói bập bẹ thì cũng là lúc có thể thực hiện những chức năng giao tiếp căn bản nhất. Nhưng đâu là những cách có thể giúp mẹ bước đầu rèn giũa kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh cho bé yêu của mình?

banner ads

17038-tre-giao-tiep-1.jpg

Trẻ lên 3 cũng cần học các kỹ năng giao tiếp cơ bản

Theo các nhà khoa học, kỹ năng giao tiếp của trẻ ở tuổi lên 3 thường rất đơn giản, đó có thể chỉ là trẻ biết chào hỏi, bày tỏ mong muốn của mình, nói lời cảm ơn hay đối đáp với trẻ khác những câu đơn giản… Trẻ đa phần sẽ học hỏi được những kỹ năng đó từ ba mẹ, những người lớn trong nhà hay những người xung quanh.

Dưới đây là những cách đơn giản có thể hữu ích với ba mẹ:

1. Bày tỏ mong muốn

Các mẹ có thể từng bước giúp con biết bày tỏ mong muốn của mình bằng cách đề ra những câu hỏi trong những trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, khi trẻ đang chơi gì đó, mẹ có thể hỏi: “Mẹ cùng chơi với con được không nào?”, hay: “Cho mẹ mượn con búp bê của con một lát nhé?”

Lâu ngày, trẻ cũng sẽ học được cách khi mình mong muốn điều gì đó thì sẽ hỏi người khác.

2. Chào hỏi, dạ thưa, hỏi thăm sức khỏe…

17037-tre-chao.jpg

Dạy trẻ chào hỏi người lớn khi đến nhà

Khi nhà có người đến chơi, các mẹ nên chào người đó bằng cách lấy vai vế của con ra xưng hô. Chẳng hạn, khi ông bà của trẻ đến chơi, các mẹ nên đứng bên bé và nói: “ Cháu chào ông bà ạ”, “Ông bà có khỏe không ạ?”, “Mời ông bà uống nước ạ”… Hoặc mẹ có thể bảo con nói theo mình những câu như vậy, để trẻ học hỏi và quen dần.

3. Cảm ơn, xin lỗi

Khi trẻ được ai đó cho quà cáp, bánh kẹo, mẹ nên hướng dẫn trẻ nói lời cảm ơn. Ngược lại, khi trẻ lỡ làm ai đó hay trẻ khác buồn, có lỗi với họ thì mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ xin lỗi. Hạn chế lấp liếm bỏ qua khi trẻ không chịu nói cảm ơn hay xin lỗi người khác, vì có thể trẻ sẽ quen.

4. Thể hiện nhu cầu

17036-tre-giao-tiep.jpg

Dạy trẻ cách thể hiện nhu cầu của mình cũng rất cần thiết

Mẹ có thể làm mẫu cho bé bằng cách nói: “Con yêu, mẹ cần cuốn sổ kia, con lấy giúp mẹ đi nào” , hay : “Mẹ đang mệt, nên con phải ngoan và đừng khóc nhé!” … Bằng cách đó, mẹ nên hướng dẫn trẻ biết thể hiện nhu cầu của mình mỗi khi con cần gì đó, như uống nước, vui chơi, ăn uống…

Yeutre.vn (tổng hợp)

Mẹo kích thích trẻ chú ý

- Các mẹ nên nói nhẹ nhàng, tránh la hét to khi dạy bé kỹ năng giao tiếp vì sẽ khiến bé sợ và không nghe lời.

- Nói dịu dàng, tỏ vẻ bí mật sẽ càng thu hút trẻ lắng nghe và làm theo.

- Kiên nhẫn, lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ in sâu trong tâm trí.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI