Giải đáp những băn khoăn của mẹ bầu về chuyện sinh mổ

Với những mẹ sinh con lần đầu bắt buộc phải đẻ mổ sẽ có không ít những băn khoăn, thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Bài viết dưới đây là những câu hỏi liên quan đến chuyện đẻ mổ, các mẹ có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình trước khi chính thức lâm bồn nhé!

banner ads

Những trường hợp nào cần phải đẻ mổ?

Trường hợp mẹ bầu chưa đến ngày dự sinh:Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ ngay cho mẹ bầu mặc dù chưa đến ngày dự sinh nếu có các vấn đề sau:

  • Thai có ngôi ngược hoặc ngôi ngang....
  • Mẹ mang đa thai.

20621-5.jpg

Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

  • Mẹ bị nhiễm virus herpes, việc sinh thường có thể khiến cho trẻ bị nhiễm virus này.
  • Mẹ gặp các vấn đề về nhau thai như nhau thai tiền đạo (nhau bám quá thấp và ngăn trở đường đi của thai nhi ra ngoài khi mẹ chuyển dạ), bong rau non (nhau thai bị bong ra trước khi bé được sinh ra đe dọa đến sự sống của trẻ).
  • Mẹ bị tiền sản giật.
  • Mẹ sinh mổ hoặc mang đa thai trước đó và không đủ an toàn để sinh thường.

Mẹ bầu đã đến ngày dự sinh: Trong quá trình chuyển dạ nếu mẹ bầu gặp các vấn đề sau sẽ được bác sĩ chỉ định đẻ mổ:

  • Nhịp tim của bé bất thường cho thấy bé không đủ sức để sống sót nếu sinh thường.
  • Dây rốn sa hay tràng hoa quấn cổ đều khiến cho trẻ hô hấp khó khăn và quá trình sinh nở không được thuận lợi.
  • Nhau thai bị bong đột ngột trong quá trình chuyển dạ.
  • Tử cung không mở hoặc một vài trục trặc bất thường nào đó.

Quy trình đẻ mổ diễn ra như thế nào?

Thường trước khi bắt đầu vào cuộc sinh bác sĩ sẽ dựng 1 màn chắn ở ngực để thai phụ không nhìn thấy thao tác của bác sĩ. Nếu bạn muốn biết tiến trình phẫu thuật thì bạn có thể yêu cầu bác sĩ mô tả chi tiết cho mình. Theo đó, quy trình đẻ mổ sẽ lần lượt diễn ra như sau:

- Để tiến hành đẻ mổ bác sĩ thường gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cục bộ tại vùng phẫu thuật. Và mẹ bầu vẫn tỉnh táo và có thể thấy rõ bé khi bác sĩ đưa bé ra ngoài.

- Tiếp đó, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu, theo dõi nhịp tim và truyền dung dịch giảm đau nếu cơ thể cần bổ sung trong quá trình phẫu thuật.

20622-6.jpg

Có một tấm màn chắn ở ngực mẹ.

- Sau khi gây tê hoàn toàn, bác sĩ kiểm tra độ chắc chắn và tiến hành rạch ngang 1 đoạn nhỏ ở vùng dưới rốn. Sau đó mất khoảng 1 giây để rạch tử cung và đưa bé ra. Toàn bộ thao tác này chỉ mất chừng vài phút. Bé được kiểm tra và đưa đến mẹ. Nếu bé không khỏe mạnh thì bác sĩ sẽ chuyển bé đến phòng chăm sóc trước.

- Cuối cùng bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ và chuyển mẹ ra phòng nằm. Mẹ bầu nên nằm nghiêng lúc này sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Những cách để giảm những rủi ro trong khi sinh mổ?

Đẻ mổ là cách can thiệp để bảo vệ tính mạng mẹ và bé trong các trường hợp nguy cấp. Tuy nhiên nó cũng có những rủi ro nhất định. Để hạn chế những rủi ro trong quá trình đẻ mổ mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Mẹ bầu nên giữ gìn sức khỏe ổn định và khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, chú ý nghỉ ngơi và luyện tập.
  • Khi chuyển dạ cần giữ tin thần thoải mái
  • Nên đến bệnh viện có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ lành nghề.

20623-7.jpg

Sau khi đẻ mổ mẹ sẽ có một vết sẹo dưới bụng.

  • Luôn nằm ngửa trong quá trình chuyển dạ là tốt nhất, các tư thế khác có thể khiến cơn co trở nên mạnh mẽ và kéo dài hơn…
  • Nên uống nhiều nước và ăn chút gì đó để giữ gìn sức khỏe trong khi chuyển dạ.

Mổ lần đầu có thể đẻ thường lần tiếp theo?

Mẹ bầu không nhất thiết phải sinh mổ lần 2 nếu lần đầu đã sinh mổ. Có khoảng 70% sản phụ sinh thường thành công dù trước đó đã sinh mổ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI