"Đọc" sự phát triển của trẻ thông qua biểu đồ tăng trưởng

Biểu đồ tăng trưởng là công cụ hữu hiệu để giúp các bậc phụ huynh nắm bắt được quá trình phát triển về chiều cao, cân nặng của bé qua từng thời kỳ khác nhau.

banner ads

Cách thiết lập biểu đồ tăng trưởng cho bé

Để lập biểu đồ tăng trưởng cho bé, mẹ cần chuẩn bị một cuốn nhật ký loại giấy A4 hoặc A3 sau đó xác lập biểu đồ hình cột bao gồm trục tung – biểu thị cân nặng (kg) còn trục hoàng biểu thị chiều cao (cm).

17798-chieu-cao.jpg

Biểu đồ tăng trưởng giúp cha mẹ theo dõi cân nặng và chiều cao của bé

Mỗi tháng mẹ đo cân nặng và chiều cao bé vào một ngày nhất định và lặp lại ở các tháng tiếp theo. Sau mỗi lần đo mẹ dùng chấm tròn nhỏ tạo điểm kế tiếp rồi nối hai điểm này lại với nhau. Cứ thế lặp lại trong những lần tiếp theo. Đường gấp khúc đó là biểu đồ tăng trưởng của bé.

banner ads

Nhận biết thể trạng của bé thông qua biểu đồ tăng trưởng

Biểu đồ tăng trưởng ở phương nằm ngang: Là biểu hiện bé không tăng cả cân nặng lẫn chiều cao. Nếu biểu đồ nằm ngang trong 2 tháng liên tục, có thể bé đang gặp các vấn đề về sức khỏe như bị kém hấp thu, biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng…

17797-can-nang.jpg

Thông qua mức độ tăng trưởng cân nặng và chiều cao mẹ sẽ đoán biết được thể trạng của bé

Nếu trẻ bú mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng của người mẹ, tư thế cho bé bú. Nếu bé đang ăn dặm mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng của bé đã ổn chưa.

Trong trường hợp trẻ biếng ăn thì mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và thử thay thế bằng thực đơn mới để kích thích sự thèm ăn của bé. Bên cạnh đó mẹ nên tăng cường nhóm rau củ có màu đỏ như: cam, bí ngô, cà rốt… hoặc cho thêm dầu vào cháo của bé.

Biều đồ đi xuống: Điều này chứng tỏ bé đang bị suy dinh dưỡng nặng, nguyên nhân có thể là do trẻ bị mắc một bệnh nào đó. Hoặc là do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm trước 4 tháng tuổi nên làm rối loạn hệ tiêu hóa của bé, khiến trẻ không thể tăng cân và phát triển chiều cao được.

Cách đối phó: Nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 4 tháng. Khi tập ăn dặm cho bé nên bắt đầu với thức ăn loãng sau đó mới chuyển sang đặc, từ ngọt sang mặn.

Với những trẻ đang ăn dặm mẹ cần bổ sung chất béo và rau xanh vào thực đơn hàng ngày của bé. Đồng thời mẹ cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

17796-can-em-be.jpg

Cân nặng của bé tăng hay giảm quá nhanh đều không tốt cho sức khỏe

Biểu đồ đi lên đều: Nếu biểu đồ đi lên ở trong khung vạch cho phép điều này chứng tỏ mẹ đang nuôi bé rất tốt. Trẻ đang phát triển đều đặn về cả chiều cao và cân nặng. Sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường.

Biểu đồ đi lên quá nhanh: Nếu biểu đồ tăng vọt quá nhanh và vượt qua ngưỡng an toàn thì chứng tỏ trẻ đang bị thừa cân, béo phì. Lúc này mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ nên hạn chế tinh bột, chất béo tăng rau xanh và chất xơ. Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật để chế biến món ăn cho trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng biểu đồ tăng trưởng của các bé trai thường có xu hướng tăng nhanh hơn so với các bé gái. Vì thế các bậc phụ huynh không nên so sánh bé gái nhà mình với cậu nhóc hàng xóm. Chỉ cần quan tâm đến biểu đồ tăng trưởng của con bạn có ổn không là được.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI