Nhận biết trẻ phát triển thụt lùi qua một số dấu hiệu

Trẻ phát triển thụt lùi là như thế nào? Đâu là những dấu hiệu giúp các mẹ nhận biết tình trạng này ở con? Giải pháp nào là hiệu quả? Cùng yeutre.vn khám phá những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề này các mẹ nhé!

banner ads

16474-tre-thu-lui-1.jpg

Trẻ lên 3 thường có sự phát triển đột phá về nhiều mặt

Thông thường, khi trẻ bắt đầu lên 3, 4 tuổi sẽ có những bước phát triển “đột phá” về nhiều mặt, trẻ thích khám phá, học hỏi, nói chuyện nhiều hơn, thích hỏi ba mẹ những câu “cắc cớ”, thành thục dần các thao tác hàng ngày…

Tuy nhiên, thực tế vẫn có những trường hợp ngược lại, trẻ bỗng dưng “thụt lùi”, không chịu tiếp tục học hỏi hay thậm chí có xu hướng quay ngược lại những kỹ năng mà trẻ đã từng thành thục trước đây.

Bắt mạch nguyên nhân

banner ads

Các chuyên gia cho rằng, rất có thể nguyên nhân chính khiến trẻ bị “phát triển thụt lùi” là do trẻ đang phải đối mặt với một sự thay đổi lớn về môi trường hay hoàn cảnh sống, khiến trẻ bị “chới với”, choáng ngợp.

Theo đó, những yếu tố có thể khiến trẻ như vậy là ba mẹ ly hôn, chuyển nhà đến địa điểm mới, lạ, lần đầu tiên đến trường, trẻ thay đổi điều kiện sống từ giàu sang, đầy đủ sang thiếu thốn, nghèo khổ…

16475-tre-thut-lui-2.jpg

Ba mẹ ly hôn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ phát triển lùi

Dấu hiệu nhận biết

Nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây, các mẹ không nên lơ là nhé: Trẻ không tiếp tục thực hiện những kỹ năng mà mình đã quen làm trước đây như tự đi tắm, tự ăn, tự vệ sinh răng miệng, nói chuyện ngô nghê hay bỗng bị tái phát tè dầm dù đã hết thói quen này từ lâu…

Thông điệp trẻ muốn truyền tải đến các mẹ trong trường hợp này là trẻ đang cảm thấy “bất an”, không thoải mái và muốn được thay đổi, sống trong một môi trường an toàn, được ba mẹ quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.

Ba mẹ nên làm gì?

Khi trẻ bỗng dưng bề bộn, “thụt lùi” trong mọi sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn: Trẻ không chịu thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong như trước đây, điều lưu ý là các mẹ không nên vì thế mà nổi cơn tam bành, la mắng trẻ, nếu không trẻ sẽ càng thêm áp lực và thu mình lại.

Thay vì vậy, các mẹ nên kiên nhẫn, nhẹ nhàng trò chuyện với con, dành nhiều thời gian cho con hơn để con cảm thấy được quan tâm, chăn sóc.

16473-tre-thut-lui-3.jpg

Tuyệt đối mẹ không nên la mắng nếu trẻ có những biểu hiện khác thường ngày

Thậm chí, các mẹ có thể giúp con thực hiện các việc/kỹ năng mà trẻ đã biết trước đây, cùng con làm và hướng dẫn con lại cho đến khi trẻ tiếp tục làm được một mình một cách thành thục.

Những bất ổn của việc trẻ “phát triển thụt lùi” có thể dễ dàng trôi qua sau một thời gian, tuy nhiên, nếu trẻ vẫn tiếp tục kèm theo nhiều biểu hiện khác như buồn bã, sống thu mình lại, lo sợ việc đi học… thì các mẹ nên cho trẻ đến chuyên gia tâm lý và sức khỏe để khám và có hướng khắc phục hiệu quả.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI