5 cách hay giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con yêu

Giai đoạn 1-3 tuổi, cơ thể bé thay đổi, phát triển mỗi ngày. Việc theo dõi sự phát triển của bé là rất quan trọng bởi các mẹ sẽ biết bé yêu của mình phát triển như thế nào, từ đó có cách điều chỉnh về dinh dưỡng, phương pháp dạy con phù hợp.

banner ads

Để theo dõi sự phát triển của bé, yeutre.vn xin gợi ý cho các mẹ một số cách dưới đây:

1. Đo cân nặng, chiều cao định kỳ

17027-tranh-dan-tuong-do-chieu-cao-chobe-hinh-huou-cao-co.jpg

Nên đo chiều cao, cân nặng cho trẻ mỗi 2 tháng/ lần

Với bé từ 1-3 tuổi, ba mẹ nên đo cân nặng, chiều cao của bé khoảng 2 tháng một lần. Đem kết quả của lần cân, đo sau đối chiếu với kết quả lần đo trước để xem bé phát triển đi liên hay thụt lùi.

banner ads

2. Sử dụng biểu đồ tăng trưởng

Sau khi đo chiều cao, để muốn biết chính xác bé yêu của mình phát triển như thế nào, các mẹ chỉ cần đối chiếu số tháng tuổi của bé với chỉ số chiều cao, cân nặng của biểu đồ tăng trưởng. Theo đó có 3 trường hợp:

- Nếu chỉ số chiều cao, cân nặng của bé ở khu vực màu xanh thì các mẹ có thể yên tâm vì bé phát triển tốt.

- Nếu nằm trong khu vực màu đó thì bé có nguy cơ béo phì (nếu các chỉ số nằm vùng phía trên) hoặc suy dinh dưỡng (vùng phía dưới)

- Nếu các chỉ số nằm ngoài khu vực màu đó thì đây là dấu hiệu báo động, mẹ cần sớm đưa bé đến khám bác sĩ.

17025-be-gai.jpg
17024-be-gai-2.jpg
17023-be-trai.jpg
17026-be-trai-2.jpg
Bảng biểu đồ tăng trưởng, cân nặng ở bé trai, bé gái

3. Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ

Khi 1 tuổi, bé đã biết nói một số từ đơn giản như gọi ba ma, ma ma,… hay bập bẹ những câu ngắn mà không rõ từ. Trẻ có phản ứng khi có tiếng người gọi, gõ cửa, chuông điện thoại, lắc đầu khi nói “không”, thực hiện theo một số yêu cầu của người lớn.

Khi 2 tuổi bé biết các bộ phận cơ thể, biết phân biệt các thành viên gia đình, phản ứng bằng từ ngữ hay dùng cử chỉ khi nghe người lớn hỏi, ra lệnh. Trẻ có thể dùng một số phụ âm, ghép 2 từ để nói 1 câu đơn giản để thể hiện mong muốn của mình.

Lên 3, bé phần nào hiểu được những điều người lớn nói, trẻ nhận biết màu, biết gọi dì, bác, chú, cậu… Trẻ có thể nói câu nhiều từ để biểu thị mong muốn của mình, đọc thơ, hát...

Đây là mốc phát triển ngôn ngữ của bé 1-3 tuổi, nếu các mẹ thấy bé của mình đạt được mốc này thì bé phát triển tốt, ngược lại cần có phương pháp giáo dục để khả năng ngôn ngữ của bé được phát triển.

4. Phát triển thể chất

17028-be-chay.jpg

Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô có thể đi, đứng, chạy... thuần thục

Về kỹ năng vận động thô trẻ có thể từng bước phát triển như sau: vịn, đi vịn, bò, đứng dậy, chạy, bước lên xuống cầu thang, đi bằng gót rồi ngón chân, đứng bằng một chân, bước lên cầu thang từng bậc…

Kỹ năng vận động tinh của bé 1 tuổi là biết dùng đầu ngón cái và ngón trỏ nhặt đồ vật, khi 2 tuổi bé biết vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì, giúp mẹ mặc, cởi quần áo, xếp hình. Lên 3 tuổi bé biết bắt chước vẽ các hình, cầm muỗng, mở nút chai…

Dựa vào các đặc điểm phát triển thể chất của trẻ bình thường từ 1-3 tuổi như trên, các mẹ nên quan sát các hoạt động thể chất của bé để xem trẻ bình thường hay khiếm khuyết.

Các mẹ có thể sử dụng máy ảnh, điện thoại để quay lại các video khi bé vận động, vui chơi để đánh giá về khả năng thể chất của bé.

5. Khả năng hiểu biết, các mối quan hệ xã hội, tình cảm

Về khả năng hiểu biết, từ việc chỉ biết phản ứng với tiếng gọi, mệnh lệnh của người lớn bé sẽ dần hiểu biết ý nghĩa của những từ, câu nói và trả lời bằng câu nói, hành vi. Tuy nhiên bé vẫn chưa phân biệt thế nào là thực tế, tưởng tượng, phim ảnh, đời thực.

17029-be-het.jpg

Bé có thể hét để biểu đạt điều mình không thích

Về các mối quan hệ xã hội, tình cảm, bé nhận biết những điều mình muốn và không. Các bé thường chơi với bạn trong thời gian ngắn, chưa biết chia sẻ, dễ khóc, giận dỗi. Đồng thời bé thích bắt chước hành động, lời nói của người lớn.

Các mẹ có thể theo dõi sự phát triển khả năng hiểu biết, các mối quan hệ xã hội, tình cảm qua cách trẻ giao tiếp, vui chơi với mọi người, những trẻ khác hàng ngày. Nếu thấy các kỹ năng này càng “đi xuống” thì nên điều chỉnh phương pháp dạy bé hoặc đưa bé đi khám kịp thời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI