Dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn bé học mẫu giáo, nhưng không phải vì vậy mà mẹ phụ thuộc hết vào sự chăm sóc của các cô giáo. Để chủ động kiểm soát sự phát triển của trẻ, mẹ nên nắm vững một vài kiến thức căn bản về độ tuổi này.

banner ads

Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ

6689-dinh-duong-day-du-cho-tre-tu-3-den-6-tuoi-1.jpg
Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể đã có thể học vẽ.

Trong giai đoạn này, trẻ có sự phát triển vượt trội về thể chất. Trẻ có thể kiểm soát được hầu hết các hoạt động chạy, nhảy và cả lời nói. Do vậy, đây cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp thu các bài học của mình ở trường như: viết, vẽ, kể chuyện, hát,…

Đặc biệt, trong giai đoạn này, trọng lượng cũng như thể tích não bộ của trẻ phát triển rất mạnh mẽ và có thể đạt đến mức hoàn chỉnh như người lớn khi trẻ lên 6. Để hỗ trợ điều này tốt nhất, mẹ không thể quên vai trò vô cùng quan trọng của protein.

Mẹ có thể theo dõi mức tăng trọng của bé trong khoảng 2 – 3 tháng liên tiếp. Nếu bé có biểu hiện tăng cân quá mức hay kém tăng trưởng so với chuẩn, mẹ nên đưa bé đến các trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn.

Trẻ 3 - 6 tuổi cần những chất gì?

6690-dinh-duong-day-du-cho-tre-tu-3-den-6-tuoi-2.jpg
Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng của trẻ phải đảm bảo đầy đủ các chất trong nhóm: tinh bột; đạm; vitamin và khoáng tố; chất béo.

Với nhóm tinh bột, mẹ có thể tìm thấy các thực phẩm như: cơm, khoai, mì, bún, nui, miến,… Những chất này sẽ có vai trò cung cấp năng lượng cho bộ não hoạt động.

Với nhóm chất đạm, có nhiệm vụ tạo máu, tạo kháng thể, và sản sinh các acid amin thiết yếu cho não bộ hoạt động, mẹ có thể tìm thấy trong chúng trong các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt dê…; các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt…; các loại cá, tôm, cua; trứng, đậu…

Các nhóm vitamin và khoáng tố lại có nhiều trong sữa, các loại rau và củ quả. Chẳng hạn: Vitamin A thường có nhiều trong gan động vật; trứng, sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa; các loại củ có màu đỏ như đu đủ, cà rốt, đu đủ, gấc; các loại rau xanh thẫm như rau ngót, rau muống; dầu cọ,... Các vitamin nhóm B lại có nhiều trong các loại ngũ cốc chưa chế biến, các loại đậu, trứng, rau và các loại hạt... Vitamin C thường tìm thấy nhiều trong các loại trái cây tươi hoặc trong các loại rau. Những khoáng tố như kẽm với vai trò chuyển hóa chất lại có nhiều trong các loạt hải sản như tôm, sò, cua, hàu cùng với đó là các loại cá và hạt. Sắt, nguyên liệu tạo máu và giúp hình thành cấu trúc hệ thần kinh lại có nhiều trong thịt, cá và gan động vật.

Chất béo vốn không thể thiếu trong việc tạo nên các tế bào thần kinh và tăng năng lượng cho cơ thể đều từ các loại dầu thực vật, dầu cá, mỡ, bơ…Nếu trong bữa ăn của trẻ thiếu đi chất béo, cơ thể trẻ sẽ kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trong dầu cá có các chất omega 3 và omega 6 chứa DHA, một dưỡng chất giúp não bộ phát triển.

Trẻ 3 – 6 tuổi ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt như thế nào?

Ăn uống

6691-dinh-duong-day-du-cho-tre-tu-3-den-6-tuoi-3.jpg
Trẻ nên ăn cùng gia đình trong mỗi bữa chính.

- Bữa ăn: Trẻ có thể ăn cùng người lớn, tự xúc ăn và ăn đều 3 bữa chính một ngày. Song song đó, trẻ vẫn phải tiếp tục duy trì việc uống sữa sau bữa ăn, tương đương 3 cữ một ngày, một lần từ 200 đến 250 ml.

- Khi sơ chế món ăn: Do chứa các vitamin dễ bị rửa trôi trong nước nên với các loại rau, mẹ hãy rửa sạch trước khi cắt nhỏ và nhớ bỏ rau vào sau cùng khi chế biến để không làm mất chất. Điều này, mẹ cũng làm tương tự với các loại củ quả.

- Cho trẻ ăn theo đúng nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ mềm đến cứng cho đến khi trẻ quen dần với các dạng thức ăn. Khi cho trẻ ăn từng miếng nên để mắt đến trẻ phòng trường hợp hóc thức ăn.

- Để giúp trẻ ngon miệng, mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn mỗi bữa. Không nên cho bé ăn một món trong suốt 3 bữa chính của ngày.

- Hạn chế cho trẻ uống các thức uống có gas, thức uống có đường nhân tạo, ăn nhiều các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ; các loại đồ ngọt nghèo dinh dưỡng hoặc thức ăn cung cấp nhiều năng lượng.

- Chỉ bổ sung những thực phẩm chức năng như phomai, bơ, váng sữa khi cơ thể trẻ cần và không lạm dụng những thực phẩm này.

- Sau cùng, không nên nhìn xung quanh để so sánh cân nặng của con mình với con người khác vì nhu cầu dinh dưỡng mỗi trẻ không như nhau.

Vận động

6692-dinh-duong-day-du-cho-tre-tu-3-den-6-tuoi-4.jpg
Tập cho trẻ tăng cường vận động

Để tăng cường hấp thu vitamin D cho hệ xương chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, mẹ nên cho bé tập dậy sớm vận động thể dục và tắm nắng mỗi sáng từ 15 đến 20 phút.

Ngủ nghỉ

Trẻ có thể phát triển chiều cao trong mỗi giấc ngủ sâu khoảng tầm 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Do vậy, mẹ nên cho bé ngủ từ lúc 9 giờ để tạo hiệu quả cho giấc ngủ.

Thực đơn mẫu

- 7h00: 1 chén phở có nước béo, thịt bò băm hoặc cắt lát, rau xà lách xắt nhỏ và 1/2 ly sữa.

- 9h30: 1 ly sữa bột 200ml

- 11h30: 1/2 - 1 chén cơm với cá basa kho tộ, canh rau dền nấu tôm tươi, 1 trái chuối

- 15h30: 1 hũ sữa chua và 1/4 trái táo.

- 18h30: 1/2 -1 chén cơm với đậu hũ kho thịt heo, canh cải cá thát lát, 1/2 ly sinh tố bơ.

- 20h00: 1 ly sữa bột hay 1 hộp sữa tươi 200ml

- 21h00: 1 ly sữa bột hay 1 hộp sữa tươi 200ml

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI