Dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện như thế nào mẹ có biết?

Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện, mẹ cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho bé trong từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Vậy mẹ phải làm thế nào để có được một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho bé? Hãy cũng Yeutre.vn tìm hiểu về những yêu cầu cơ bản, để bắt đầu cho bé có một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng qua bài bài viết sau.

banner ads

Chế độ dinh dưỡng cho bé trong năm đầu đời sẽ trải qua 5 giai đoạn khác nhau: từ 0 - 4 tháng tuổi, từ 4 - 6 tháng tuổi, từ 6 - 8 tháng tuổi, từ 8 - 10 tháng tuổi và từ 10 - 12 tháng tuổi.

bé ngồi giữa rau củ
Nắm rõ những yêu cầu cơ bản để đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng - Ảnh Internet

1. Dinh dưỡng cho bé giai đoạn từ 0 - 4 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho bé từ 0 – 4 tháng tuổi chủ yếu là sữa mẹ và hoàn toàn không cần thêm bất cứ nguồn dinh dưỡng nào khác. Trong giai đoạn này, đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên mẹ đừng nôn nóng cho bé ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ.

2. Dinh dưỡng cho bé giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi

4 – 6 tháng tuổi, bé đã có dấu hiệu sẵn sàng để ăn dặm, tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng cho bé vẫn là sữa mẹ. Lúc này bé đã có biểu hiện giả vờ nhai và thể hiện sự thích thú với thức ăn. Cân nặng của bé đã tăng lên khoảng 2 lần so với lúc mới sinh.

trẻ bú sữa mẹ
Trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi, nhu cầu bú mẹ sẽ tăng lên - Ảnh Internet

4 – 6 tháng tuổi bé thường đói rất nhanh, số lần bú cũng như số lượng bú sẽ tăng lên. Do đó, nếu mẹ thấy nguồn sữa của mình không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của bé, mẹ có thể dùng các loại thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào, lê hoặc ngũ cốc hơi sệt để cho bé ăn kèm với liều lượng thích hợp.

Về liều lượng, mẹ có thể bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn với 4 - 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn.

3. Dinh dưỡng cho bé giai đoạn từ 6 - 8 tháng tuổi

Đây là giai đoạn được xem là vô cùng lí tưởng để tập cho bé ăn dặm vì sữa mẹ lúc này đã không thể đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé, cũng như đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé.

mẹ cho bé ăn dặm
6 – 8 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp để tập cho bé ăn dặm - Ảnh Internet

Thức ăn của bé trong giai đoạn này chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức; bổ sung thêm các loại ngũ cốc giàu chất sắt như gạo, lúa mạch, yến mạch; các loại trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ như chuối, lê, táo, đào; các loại rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ như cà rốt, bí, khoai lang; các loại thịt xay nhuyễn như thịt gà, thịt heo, thịt bò; đậu phụ và các loại đậu xay nhuyễn như đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng...

Liều lượng mỗi ngày cho bé là từ:

  • 3 - 9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn 2 - 3 lần.
  • 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2 - 3 lần.
  • 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2 - 3 lần.

Đây là giai đoạn bé “thử nghiệm” các loại thức ăn nên sau khi cho bé thử một món mới, mẹ nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.

4. Dinh dưỡng cho bé giai đoạn từ 8 - 10 tháng tuổi

bé ăn trái cây
Trẻ 8 – 10 tháng tuổi đã có thể tự bốc thức ăn - Ảnh Internet

Dinh dưỡng cho bé từ 8 – 10 tháng tuổi chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa bột. Bổ sung một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua; các loại ngũ cốc giàu chất sắt; các loại trái cây và rau quả; các loại đậu hạt, bánh mì, nui, ngũ cốc và một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm.

Khi ăn, bé đã có thể tự cầm thức ăn bằng tay và ăn với liệu lượng mỗi lần ăn là từ:

  • 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa.
  • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt. 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
  • 1/4 đến 1/2 chén rau.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.

5. Dinh dưỡng cho bé giai đoạn từ 10 - 12 tháng tuổi

10 - 12 tháng tuổi là giai đoạn bé đã mọc răng và nguồn dinh dưỡng cho bé chủ yếu là từ các bữa ăn dặm bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa bột.

Bữa ăn hằng ngày cho bé có thể gồm phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua; các loại ngũ cốc giàu sắt; các loại trái cây nghiền hoặc bóc vỏ; các loại rau hấp chín mềm, cắt thành miếng nhỏ; các món ăn kết hợp như mì ống và phô mai, thịt hầm; các loại thực phẩm giàu đạm.

bé bị dính đồ ăn trên mặt
Nguồn dinh dưỡng cho bé giai đoạn 10 – 12 tháng tuổi chủ yếu từ các thức ăn dặm - Ảnh Internet

Liều lượng cho bé ăn mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho bé có thể là:

  • 1/3 chén bơ sữa.
  • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
  • 1/4 đến 1/2 chén trái cây. 1/4 đến 1/2 chén rau.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp. 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.

Nhìn chung, để đảm bảo dinh dưỡng cho bé trong những năm đầu đời mẹ nên đảm bảo cho bé uống đủ sữa và ăn dặm với đầy đủ các chất dinh dưỡng , cũng như đa dạng các loại thức ăn trong thực đơn hàng ngày. Nếu bé có dấu hiệu chán ăn, suy dinh dưỡng trong giai đoạn sơ sinh mẹ nên đưa trẻ đến ngay bác sĩ, để có lời khuyên và cách bổ sung dinh dưỡng cho bé phù hợp. Chúc bé nhà bạn ăn ngoan, lớn nhanh và khỏe mạnh.

Ngọc Hoài tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI