Đi tiểu buốt ở phụ nữ làm sao để trị dứt điểm?

Đi tiểu buốt ở phụ nữ khá thường gặp. Bất cứ phụ nữ nào ở độ tuổi nào cũng đều có thể gặp tình trạng này. Tiểu buốt gây cảm giác bứt rứt, khó chịu và làm cho sinh hoạt hàng ngày trở nên bất tiện. Vậy tiểu buốt có nguyên nhân do đâu và trị dứt điểm ra sao? Mời bạn cùng Yeutre.vn tìm hiểu chi tiết qua chia sẻ ngay dưới đây nhé. 

banner ads
Phụ nữ đi tiểu buốt
Đi tiểu buốt ở phụ nữ là tình trạng khá thường gặp. Ảnh Internet 

1. Về tình trạng tiểu buốt

Đi tiểu buốt không chỉ xảy ra với phụ nữ nhưng cả với nam giới. Tình trạng này vô cùng khó chịu, làm cho chúng ta cảm thấy đau rát khi đi tiểu, đi tiểu khó khăn không thoải mái hoặc tiểu rắt.

Tiểu buốt có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc đáy chậu. Trong đó, niệu đạo là ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Ở nam giới, đáy chậu là khu vực giữa bìu và hậu môn. Còn, ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và cửa âm đạo.

2. Tại sao có tình trạng đi tiểu buốt ở phụ nữ?

Tiểu buốt ở phụ nữ hay nam giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến thường gặp nhất là do các các nguyên nhân như dưới đây:

2.1. Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Đi tiểu buốt là dấu hiệu khá phổ biến của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infections, UTI). Đây có thể là kết quả của nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng cũng có thể là do viêm đường tiết niệu. 

Phụ nữ ngồi buồn
Đi tiểu buốt ở phụ nữ có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh Internet 

Nhiễm trùng đường tiết niệu được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tình trạng đi tiểu buốt, tiểu đau ở phụ nữ cũng như nam giới.

Trong cơ thể của chúng ta, niệu đạo, bàng quang, niệu quản (niệu quản là một ống cơ dài, chỗ nối với thận ở bể thận, mang nước tiểu từ thận đến bàng quang) và thận tạo nên đường tiết niệu. Viêm bất cứ ở cơ quan nào trong số các cơ quan này đều có thể gây đau khi chúng ta đi tiểu.

Theo Mayo Clinic, phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam giới. Lý do là vì, niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Niệu đạo ngắn hơn có nghĩa là vi khuẩn có khoảng cách di chuyển ngắn hơn đến bàng quang. Và, trong số các phụ nữ, những chị em mang thai hoặc mãn kinh, nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn những phụ nữ còn lại.

Ngoài ra các trường hợp khác cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn bình thường là những người bị bệnh tiểu đường, tuổi cao, bị sỏi thận, có một ống thông tiểu tại chỗ.

Triệu chứng kèm theo : Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể bạn sẽ gặp một số triệu chứng khác kèm theo như bị sốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc mùi mạnh, nước tiểu đục hoặc có máu, đau sườn. 

Phụ nữ mệt
Nhiễm trùng đường tiết niệu ngoài đi tiểu buốt bạn có thể sẽ bị sốt. Ảnh Internet 

2.2. Do nhiễm trùng âm đạo hay nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến. Khi phụ nữ bị đau khi đi tiểu rất có thể do bị nhiễm trùng âm đạo hay lây qua đường tình dục (Sexually transmitted infection, STI). Trong đó:

2.2.1. Nhiễm trùng âm đạo

  • Nhiễm trùng âm đạo chẳng hạn như nhiễm trùng nấm men cũng có thể khiến bạn bị đi tiểu buốt. tiểu buốt.
  • Triệu chứng kèm theo : Khi bị nhiễm trùng âm đạo thì có thể kèm theo đi tiểu buốt là tình trạng dịch âm đạo thay đổi và có mùi.

2.2.2. Về lây truyền qua đường tình dục

  • Một số trường hợp nhiễm trùng lây qua đường tình dục khiến bạn bị đi tiểu buốt bao gồm mụn rộp sinh dục, lậu và chlamydia.
  • Một số hành vi tình dục có thể khiến bạn có nguy cơ mắc STI cao hơn như quan hệ không dùng bao cao su hoặc quan hệ với nhiều bạn tình. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tình dục, bất cứ ai có hoạt động tình dục cũng nên được xét nghiệm STI. Điều này cũng giúp chúng ta ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hay các cơ quan liên quan, nhờ đó cũng hạn chế được việc đi tiểu buốt. 
Cặp đôi âu yếm
Một số hành vi tình dục có thể khiến bạn có nguy cơ mắc STI cao hơn. Ảnh Internet 
  • Triệu chứng kèm theo : Các triệu chứng kèm theo của trường hợp lây qua đường tình dục có thể là bị ngứa, xuất hiện mụn nước hoặc vết loét do mụn rộp sinh dục.

2.3. Do viêm bàng quang hoặc viêm niêm mạc bàng quang

Viêm bàng quang hay viêm niêm mạc bàng quang cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi tiểu buốt ở phụ nữ. Trong đó, viêm bàng quang kẽ (IC) còn được gọi là hội chứng đau bàng quang là loại viêm bàng quang phổ biến nhất.

Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng gây kích thích mãn tính của bàng quang, kéo dài 6 tuần trở lên mà không bị nhiễm trùng tiềm ẩn.

Các triệu chứng của hội chứng đau bàng quang gồm đau ở vùng bàng quang và vùng chậu. Kèm theo đó là áp lực ở vùng bàng quang, đau khi giao hợp, đau ở âm hộ hoặc âm đạo, đi tiểu rắt.

Theo Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Thận (the National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, NIDDK) các bác sĩ không biết rõ nguyên nhân gây ra hội chứng trên.

Trong một số trường hợp, xạ trị có thể gây đau bàng quang và tiết niệu. Tình trạng này được gọi là viêm bàng quang phóng xạ. 

Phụ nữ nằm trên giường
Các triệu chứng khác của hội chứng đau bàng quang ở phụ nữ là đau vùng bàng quang và vùng chậu. Ảnh Internet 

2.4. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên do trên, đi tiểu buốt ở phụ nữ cụng có thể là do:

  • Sỏi thận . Đôi khi sỏi thận nằm gần khu vực có nước tiểu vào bàng quang có thể khiến cho bạn bị đau hoặc buốt khi đi tiểu. Thường nếu đi tiểu buốt do sỏi thận, bạn có thể sẽ gặp một số triệu chứng kèm theo như đau ở bên hông và lưng, nước tiểu có màu hồng hoặc nâu, nước tiểu đục, buồn nôn, nôn, đau thay đổi theo cường độ, sốt, ớn lạnh, đi tiểu rắt.
  • U nang buồng trứng . Cũng giống như sỏi thận, ở phụ nữ, u nang buồng trứng có thể là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu buốt hoặc đau. U nang có thể phát triển ở một hay cả hai buồng trứng, nằm ở hai bên bàng quang. Các triệu chứng kèm theo bạn có thể gặp như chảy máu âm đạo bất thường, đau vùng xương chậu, đau âm ỉ ở lưng dưới, ngực mềm,...
  • Thay đổi môi trường âm đạo liên quan đến mãn kinh.
  • Các hoạt động như cưỡi ngựa hoặc đi xe đạp.
  • Do nhiễm trùng hoặc do các sản phẩm mà bạn sử dụng cho vùng sinh dục. Xà phòng, sữa tắm, tắm bong bóng, dung dịch vệ sinh phụ nữ , giấ vệ sinh,...đều có thể gây kích ứng các mô âm đạo.
  • Thuốc nhuộm trong bột giặt và các sản phẩm vệ sinh khác cũng có thể gây ra kích ứng.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn sử dụng.
  • Khối u trong đường tiết niệu. 
Xà phòng tắm bong bóng
Đôi khi sữa tắm, tắm bong bóng cũng có thể là nguyên nhân khuyến cho bạn bị kích ứng, nhiễm trùng và đi tiểu buốt. Ảnh Internet

3. Đi tiểu buốt ở phụ nữ được điều trị như thế nào?

Tùy vào tình trạng, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu hoặc một vài xét nghiệm cần thiết khác, giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Kế đến bác sỹ sẽ kê toa thuốc để điều trị tình trạng này cho bạn. Toa thuốc có thể có:

  • Thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng tiểu và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Thuốc để làm dịu bàng quang
  • Các loại thuốc được sử dụng để điều trị IC bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, pentosan polysulfate natri (elmiron) và acetaminophen (Tylenol) với codein.

Nếu là đi tiểu buốt do vi khuẩn thi thường tình trạng sẽ được cải thiện khá nhanh sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc. Vì thế, khi bạn nhận toa hãy dùng thuốc chính xác như bác sỹ đã kê cho bạn để có kết quả tốt và nhanh nhất.

Nếu việc đi tiểu buốt hay đau liên quan đến viêm bàng quang kẽ thì điều trị sẽ khó khăn hơn. Kết quả điều trị bằng thuốc có thể chậm hơn. Bạn có thể phải dùng thuốc trong tối đa 4 tháng mới cảm thấy tốt hơn. 

Phụ nữ buồn
Nếu đi tiểu buốt liên quan đến hội chứng đau bàng quang, bạn sẽ phải điều trị lâu. Ảnh Internet 

4. Tình trạng đi tiểu buốt ở phụ nữ có thể ngăn ngừa, phòng tránh không?

Câu trả lời cho bạn là hoàn toàn có.

Có những việc bạn có thể làm ngay để giúp giảm nguy cơ hay triệu chứng đi tiểu buốt mà bạn gặp phải như:

  • Tránh xa các chất tẩy rửa có mùi thơm.
  • Không dùng các đồ dùng vệ sinh không an toàn, có mùi thơm, nhiều hương liệu, hóa chất,... để giảm nguy cơ kích ứng.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, loại bỏ các thực phẩm gồm cả đồ ăn lẫn thức uống có thể gây kích thích bàng quang. 
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh hơn cũng góp phần tích cực để giảm tình trạng đi tiểu buốt. Ảnh Internet 
  • NIDDK cũng lưu ý rằng, có một số bằng chứng cho thấy, một số loại thực phẩm có khả năng gây kích thích bàng quang. Một số chất kích thích cần tránh cụ thể bao gồm rượu, các thức uống chứa caffeine, thực phẩm cay, trái cây và nước ép họ cam quýt, cà chua hay các món ăn nhiều cà chua và chất làm ngọt nhân tạo.
  • Thực phẩm có tính axit cao cũng cần phải hạn chế thậm chí là tránh hoàn toàn cho tới khi bàng quang của bạn khỏe và hoạt động lại như bình thường.
  • Ăn nhạt trong vài tuần khi đang điều trị tình trạng đi tiểu buốt, tiểu đau, viêm nhiễm hay đau bàng bàng quang cũng được khuyến cáo.
  • Uống nhiều chất lỏng hơn sẽ làm loãng nước tiểu làm cho bạn giảm cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
  • Nghỉ ngơi và dùng thuốc đúng theo toa chỉ định sẽ giúp bạn giảm nhanh hầu hết các triệu chứng. 
Phụ nữ thư giãn
Nghỉ ngơi và dùng thuốc đúng theo toa điều trị tình trạn khó chịu của bạn sẽ sớm chấm dứt. Ảnh Internet 

Bạn thấy đấy, đi tiểu buốt ở phụ nữ là rất thường gặp. Đôi khi chúng xuất hiện chỉ do một số nguyên nhân đơn giản và tình trạng tiểu buốt không thực sự nghiêm trọng. Tuy thế, đi tiểu buốt cũng có thể đến từ một nguyên nhân nào đó cần phải có điều trị y tế nhanh để mau khỏi. Do vậy, khi gặp tình trạng đi tiểu buốt, chị em phụ nữ cũng không nên chủ quan. Muốn điều trị nhanh nhất vẫn luôn phải chủ động điều tiết sinh hoạt, kỹ lưỡng loại bỏ các nguyên nhân có khả năng gây ra tình trạng này trong sinh hoạt hàng ngày. Kế đến, kết hợp điều trị y tế tích cực với các trường hợp tiểu buốt kéo dài, hoặc kèm nhiều triệu chứng khiến chúng ta nghi ngờ. Điều này sẽ giúp chị em sớm chấm dứt được tình trạng khó chịu trên một cách triệt để.

Theo Healthline, WebMD và Medical News Today

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI