Mảng bám trên răng khiến răng ố vàng, làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của cả khuôn hàm. Làm sạch mảng bám là điều nên được thực hiện nhanh chóng. Phương pháp lấy cao răng chính là giải pháp tối ưu lúc này.

1. Cao răng là gì?

Cao răng còn gọi là vôi răng là những mảng bám, cặn vụn thức ăn dư thừa bám dính ở thân răng và nướu răng. Theo thời gian, các mảng bám này bị vôi hóa trở nên cứng hơn. Không thể làm sạch bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường. Phải nhờ tới sự can thiệp của các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

Cao răng
Cao răng là những mảng bám có màu trắng dục hay vàng nâu lắng đọng ở thân răng, nướu răng. Ảnh Internet

Nếu mỗi người đều có thói quen vệ sinh răng miệng kỹ và thường xuyên thì sẽ hạn chế cơ hội hình thành cao răng. Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Đối với những người hút thuốc lá thì cao răng có màu vàng nhưng sẫm hơn.

Cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu thì cao răng sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Nếu không điều trị sẽ gây ra chảy máu nướu, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.

1.2. Cao răng hình thành như thế nào?

Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ hình thành một lớp màng vô khuẩn trên bề mặt răng. Sự hình thành và xuất hiện màng vô khuẩn này giúp các vi khuẩn có chỗ bám trên bề mặt răng. Qua thời gian, vi khuẩn tích tụ ngày càng dày lên và hình thành nên những mảng bám.

Ở giai đoạn còn là mảng bám, chúng ta có thể làm sạch chúng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và nhiều yếu tố khác trở nên cứng hơn, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới lợi. Lúc này, mảng bám đã tiến triển thành cao răng (vôi răng), và chúng ta chỉ có thể đến các cơ sở nha khoa để loại bỏ mảng bám.

sự hình thành cao răng
Mảng bám vôi hóa lâu ngày sé tiến triển thành cao răng. Ảnh Internet

Đa phần cao răng được hình thành từ những thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người. Một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Không dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng.
  • Sử dụng các loại đường hóa học có trong thành phần của các sản phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo, cũng góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.
  • Không biết cách chải răng đúng sẽ không làm sạch được hoàn toàn bề mặt răng, để sót mảng bám, lâu ngày hình thành cao răng.

2. Tại sao nên lấy cao răng?

Cao răng (vôi răng) thực chất là những mảng bám thức ăn, các vụn thức ăn nhỏ bám trên bề mặt răng và kẽ răng lâu ngày, tạo nên những mảng bám kết dính vững chắc trên răng.

Theo nghiên cứu, mỗi 1mg mảng bám cao răng chứa đến 400 loài vi khuẩn khác nhau và hàng tỷ vi trùng sinh sôi. Các loại vi trùng hoạt động lâu ngày ở các mảng bám gây ra các bệnh lý về răng như: đau răng, viêm nướu.

tại sao nên lấy cao răng
Cao răng tích tụ lâu ngày gây nhiều tác hại đối với răng miệng. Ảnh Internet

Đặc biệt, phản ứng viêm nướu gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho răng tụt nướu, thân răng ngày càng dài. Vì thế, người có cao răng có thể có cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn uống.

Vì vậy, lấy cao răng theo định kỳ là điều kiện bắt buộc bảo vệ sức khỏe răng miệng bởi:

  • Việc đánh răng hàng ngày chỉ có thể làm sạch khoang miệng nhưng không thể loại bỏ hết những mảng bám còn sót lại.
  • Vôi răng hình thành ở mọi độ tuổi, có nhiều tác hại đối với răng miệng.
  • Lấy cao răng không chỉ mang tới sự thẩm mỹ cho hàm răng, mang đến nụ cười tự tin, rạng rỡ mà còn giúp loại bỏ tới 80% các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng ngược dòng, tiêu xương ổ răng…

2.1. Tác hại của cao răng

Cao răng có chứa các thành phần cacbonat, phosphate và vi khuẩn. Ngoài ra, cao răng còn chứa đọng sắt của huyết thanh trong máu và là nơi vi khuẩn tích tụ gây ra các bệnh răng miệng được nêu dưới đây:

  • Nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn lên men carbohydrate tạo acid làm hỏng men răng và sâu răng.
  • Hôi miệng, tạo cảm giác tự ti khi giao tiếp hằng ngày.
  • Ê buốt khi ăn uống, khó khăn trong vệ sinh răng miệng.
  • Chảy máu nướu, sưng nướu, tuột nướu làm lộ chân răng.
  • Viêm nha chu, tiêu xương ổ răng dẫn đến răng lung lay, nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng.
  • Nguyên nhân gây ra các bệnh ở miệng, họng như: viêm amidan, viêm họng, viêm niêm mạc miệng…
  • Ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khi nói cười bởi vôi răng có tính xốp rất dễ bắt màu, tạo ra những mảng bám có màu đậm hơn so với màu răng thật.
tác hại
Cao răng gây hôi miệng, tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp. Ảnh Internet

3. Lấy cao răng có đau không, có ê buốt không?

Có rất nhiều yếu tố quyết định lấy cao răng có đau không, để có cái nhìn tổng quan nhất, dưới đây là 4 yếu tố quyết định đến việc lấy cao răng của bạn.

3.1. Tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn

Nếu khách hàng đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.

  • Đối với trẻ em dưới 10 tuổi: Khi này các em còn quá nhỏ, răng sữa rụng chưa hết, răng vĩnh viễn mới hình thành. Vì thế mà khi lấy cao răng, việc rung lắc và sử dụng các bước sóng có thể khiến răng mới nhú mọc lệch. Vì vậy, trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng không nên lấy cao răng.
  • Người có bệnh lý răng miệng: Với những đối tượng như răng sâu, viêm tủy,… thì việc lấy cao răng hoàn toàn có thể gây đau nhức, chảy máu. Bởi vì răng miệng đã bị tổn thương thì không thể tránh bị đau nhức, ê buốt.
  • Phụ nữ có thai: Việc lấy cao răng trong thời kỳ mang bầu vẫn là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng này nên thực hiện lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4,5,6) và tránh 3 tháng đầu, 3 tháng cuối để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe mẹ và bé!

3.2. Mức độ cao răng

Cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng khoảng 15 – 30 phút. Không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Trường hợp vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng. Lấy cao răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.

mức độ cao răng
Tùy vào mức độ cao răng có thể gây ra cảm giác ê buốt. Ảnh Internet

3.3. Dụng cụ lấy cao răng

Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng. Thì hiện nay dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm) được ưa chuộng hơn. Đây kỹ thuật lấy cao răng hiện đại giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cho khách hàng, cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Bởi, sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.

Dụng cụ lấy cao răng
Dụng cụ lấy cao răng bằng sóng siêu âm. Ảnh Internet

Cấu tạo máy siêu âm gồm có 2 đầu. Một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén. Có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng. Máy hoạt động với tần số 28 – 30 kHz. Có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ ra mà hoàn toàn không làm tổn thương đến nướu và các tổ chức xung quanh.

3.4. Tay nghề của bác sĩ

Nếu nha sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Việc lấy cao răng nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi… Thì bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nào.

Việc cạo vôi răng rất đơn giản, thường không ảnh hưởng tới các mô mềm. Không gây đau đớn hay tổn thương men răng nhưng đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.

mức độ
Nếu bạn lựa chọn bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thì việc lấy cao răng hoàn toàn nhẹ nhàng không hề gây đau đớn. Ảnh Internet

3. Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Lấy cao răng là phương pháp giúp làm sạch các mảng bám cứng ra khỏi bề mặt của nướu, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy vôi răng nhiều lần có thể gây tổn thương răng. Do đó, bạn chỉ nên cạo cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên lấy cao răng. Cụ thể:

  • Người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng tốt. Cao răng hình thành ít nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.
  • Người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám thức ăn dư thừa. Thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.
lấy cao răng
Lấy cao răng theo định kỳ là điều kiện bắt buộc để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ảnh Internet

Lấy cao răng thường không đau, không ảnh hưởng tới các mô mềm hay tổn thương men răng. Nhưng tình trạng tổn thương răng nướu vẫn có thể xảy ra nếu các thao tác của Bác sĩ tác động trực tiếp đến má trong, lưỡi… Vì vậy. Để hạn chế ê buốt sau khi cạo vôi răng. Bạn chỉ nên lựa chọn các cơ sở chuyên sâu về răng hàm mặt, địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại.

4. Cách phòng ngừa cao răng hiệu quả mà bạn nên biết

Sau khi bạn lấy cao răng, mô nướu và men răng sẽ trở nên rất nhạy cảm. Vì vậy nếu không chăm sóc đúng cách, răng miệng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tích tụ lại mảng bám.

  • Đánh răng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, có kích cỡ phù hợp với khoang miệng. Khi chải răng nên điều chỉnh lực tay vừa đủ, đặt bàn chải xoay tròn hoặc dọc.
  • Chải răng ngày 2 lần, buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Nên dùng kem đánh răng chứa Fluoride. Nhằm giúp phục hồi những hư tổn ở men răng và hạn chế hình thành vôi răng.
  • Sử dụng các loại nước súc miệng, nước muối sinh lý hoặc chỉ nha khoa để diệt khuẩn. Làm sạch các mảng bám còn sót lại.
  • Hạn chế ăn thức ăn dẻo, nhiều đường và các loại nước uống có ga, chứa nhiều axit, thức uống làm răng xỉn màu như trà, cà phê, bia, rượu.
  • Bổ sung các loại rau củ quả nhiều vitamin, chất xơ vào chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Thăm khám nha khoa theo định kỳ 6 tháng/lần.
phòng ngừa
Đánh răng đúng cách, 2 lần/ngày giúp hạn chế hình thành cao răng. Ảnh Internet

Lấy cao răng không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ, sự tự tin khi giao tiếp mà còn giúp phòng tránh nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Và việc cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không thì còn phụ thuộc trang thiết kị, kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ. Do đó, bạn nên lựa chọn các địa chỉ chuyên sâu, uy tín để thực hiện lấy cao răng định kỳ.

Gia Vĩ tổng hợp