1. Vì sao có hiện tượng dây rốn quấn cổ?
- Thai nhi hiếu động, thường xuyên lộn nhào trong bụng mẹ cũng là nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ.
- Sự vận động của người mẹ cũng khiến dây rốn quấn cổ thai nhi. Trong đó, nếu người mẹ lao động quá sức có thể khiến thai nhi có xu hướng quay xuống dưới dẫn đến dây rốn quấn xung quanh đầu, sau dần thắt chặt lại.
2. Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm?
Đây là điều mà nhiều bà bầu lo lắng nhất. Theo các bác sĩ, có 2 trường hợp dây rốn quấn cổ, đó là dây rốn quấn cổ 1 vòng và dây rốn quấn cổ 2 vòng.
- Dây rốn quấn cổ 1 vòng không quá nguy hiểm nếu dây lỏng và thai nhi vẫn được cung cấp đủ dưỡng chất. Ngoài ra, dây rốn quấn cổ 1 vòng vẫn có thể tháo được nếu thai nhi vận động, dây rốn nới lỏng và tuột ra ngoài.
- Dây rốn quấn cổ 2 vòng: trường hợp này sẽ nguy hiểm hơn nếu dây rốn ngắn, quấn 2 vòng chật. Như vậy, thai nhi có nguy cơ bị ngạt thở, thiếu dưỡng chất nếu dây rốn quấn quá chặt. Bà bầu cần phải thăm khám thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Bà bầu bò quanh giường sẽ giúp gỡ dây rốn quấn cổ thai nhi?
Đây là quan niệm dân gian được truyền miệng khá lâu đời về cách gỡ dây rốn ra khỏi cổ thai nhi. Tuy nhiên, đây là phương pháp thiếu cơ sở khoa học và chưa được chứng minh. Thực ra việc tháo dây rốn quấn cổ thai nhi không thể can thiệp bằng các biện pháp bên ngoài như người mẹ bò quanh giường chẳng hạn.
Sẽ thật may mắn nếu thai nhi hiếu động, vô tình khiến dây rốn lỏng và tuột qua khỏi cổ. Và trong 2 trường hợp dây rốn quấn cổ 1 vòng hay 2 vòng, bà bầu cũng cần thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi hiện tượng này và có cách xử lý tốt nhất.
4. Dây rốn quấn cổ thai nhi có sinh thường được không?
Dây rốn quấn cổ thai nhi sẽ gây ra nhiều nguy hiểm khi sinh, vì nếu quấn 2 vòng, thai nhi sẽ gặp khó khăn chui ra ngoài tử cung hoặc bị dây thắt chặt vào cổ gây tử vong. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, nếu dây rốn quấn cổ 1 vòng, lỏng, thai nhi xoay chiều thuận, mọi thứ ở mẹ đều ổn định thì vẫn có thể chỉ thị sinh thường được.
Yeutre.vn (Tổng hợp)