Dấu hiệu bé còi xương và cách phòng tránh mẹ nên tham khảo

Dấu hiệu bé còi xương không chỉ giúp bố mẹ phát hiện ra tình trạng bệnh, mà còn hỗ trợ các mẹ điều trị bệnh cho bé kịp thời. Bệnh còi xương không đơn giản là tình trạng con quấy khóc hay còi cọc tạm thời, mà còn là những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm, để ý đến những dấu hiệu đầu tiên, từ đó có cách phòng tránh và chữa trị cho trẻ hiệu quả nhất.

banner ads

1. Nguyên nhân và những ảnh hưởng xấu của bệnh còi xương đến sức khỏe bé

Trẻ còi xương
Thiếu Vitamin D là nguyên nhân chính gây ra bệnh còi xương ở trẻ - Ảnh Internet

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng còi xương ở trẻ là sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi, photpho trong cơ thể bé. Khoảng thời gian đầu, trẻ thường nôn trớ, khó chịu và quấy khóc vào ban đêm.

Đa số trẻ còi xương đều kèm theo bệnh suy dinh dưỡng. Khi bị mắc bệnh này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu. Từ đó, bé rất dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi, viêm phế quản và hệ tiêu hóa. Trẻ bị còi xương nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất.

Dinh dưỡng của bé là kiến thức quan trọng mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải tìm hiểu. Chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng, là một trong những nguyên nhân chủ yếu trong các căn bệnh ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, những trẻ không bú sữa mẹ hoặc cai sữa quá sớm, thường có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao hơn những bé được bú sữa mẹ đầy đủ. Vì vậy, mẹ lưu ý cần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để giúp bé phát triển tốt nhất.

2. Dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ

2.1. Giai đoạn đầu của bệnh còi xương

bé nôn trớ
Bé nôn trớ nhiều hơn bình thường là biểu hiện của bệnh còi xương giai đoạn đầu - Ảnh Internet

Giai đoạn này thường xuất hiện trong 6 tháng đầu đời của trẻ nhỏ, bé bị bệnh còi xương trong giai đoạn này thường có những biểu hiện thần kinh rõ rệt như: trẻ thường trăn trở ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình, đổ nhiều mồ hôi trộm kể cả khi trời lạnh.

Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ để ý nếu trẻ nôn trớ nhiều hơn so với bình thường thì chắc chắn sức khỏe bé đang mắc phải vấn đề. Ngoài ra, nếu thấy trẻ ít mọc tóc, tóc mỏng hoặc có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn sau gáy, ẹ nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra lượng canxi của trẻ, nếu bé mắc bệnh cần có biện pháp chữa trị kịp thời.

banner ads

2.2. Giai đoạn thứ hai của bệnh còi xương

Dân gian ta thường có câu "ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi". Vì vậy, nếu cha mẹ thấy con đến tháng thứ 5 chưa biết lẫy, tháng thứ 7 vẫn chưa biết ngồi thì rất có thể bé đã bị còi xương, chậm phát triển.

Bên cạnh đó, dấu hiệu bé còi xương còn được thể hiện như trẻ chậm mọc răng, hoặc khi răng mọc, thì men răng xấu và không đều. Bệnh còi xương làm sức đề kháng của trẻ suy giảm, khiến bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, phân sống, những bệnh này thường tái diễn nhiều lần.

Còi xương do thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng của bé. Do đó, trẻ sẽ có biểu hiện biếng ăn, hấp thu kém, điều này khiến cho bé chậm phát triển cả chiều cao và cân nặng.

2.3. Giai đoạn còi xương nặng ở trẻ nhỏ

bé chân vòng kiềng
Biến chứng chân vòng kiềng do bệnh còi xương gây nên - Ảnh Internet

Giai đoạn này trẻ đã có những biểu hiện khá rõ rệt như xương sọ mềm, phần phía trước và đỉnh đầu nhô to hơn, trẻ sơ sinh có thóp rộng,chậm kín. Ngoài ra bệnh còn gây ra những biến chứng ở xương và có biểu hiện rõ rệt như:

  • Lồng ngực có sự biến dạng, ngực dô ức gà hoặc lõm xuống. Biểu hiện này là di chứng nghiêm trọng của bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến ngoại hình của bé và sự phát triển toàn diện sau này.
  • Lâu ngày, khi bé tập đi chân sẽ bị biến dạng, chân hình vòng kiềng hoặc đầu gối vẹo ra ngoài ( chân hình chữ O hoặc chữ X).
  • Trẻ còi xương còn có thể bị gù, vẹo cột sống, chậm phát triển chiều cao. Nguy hiểm hơn bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành khung xương chậu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau, nhất là các bé gái.

Ngoài những biểu hiện trên, những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng sẽ khiến trẻ bị co giật do hạ canxi máu. Đây là biểu hiện hết sức nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé. Mẹ cần theo dõi sự phát triển của con thật kỹ, phòng khi bé có những biểu hiện bất thường mẹ có thể có những biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

3. Cách phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ

mẹ và bé tắm nắng
Tắm nắng nhẹ giúp bé tăng cường hấp thu Vitamin D vào cơ thể - Ảnh Internet

Bệnh còi xương ở trẻ tưởng như là một bệnh lý đơn giản nhưng thực tế nó để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ. Thế nên để cho con trẻ có một cuộc sống khỏe mạnh và phát triển toàn diện các mẹ phải chú ý sức khỏe ngay từ khi mang thai.

Khi mang thai người mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí và đầy đủ, mẹ nên nên bổ sung thêm canxi bằng viên tổng hợp hoặc canxi ống trong quá trình mang thai, điều này phải theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.

Sau khi sinh cả mẹ và em bé nên ở phòng rộng rãi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên. Tránh kiêng cữ quá mức làm cả bé và mẹ thiếu đi lượng vitamin D cần thiết từ ánh mặt trời. Sau khi bé được 2 tuần, mỗi sáng sớm mẹ nên cho bé tắm nắng từ 5 đến 15 phút (trước 9h sáng). Ngoài ra, mẹ nhớ cho trẻ bổ sung vitamin D 400 UI/ ngày trong năm đầu đời, nhất là trẻ sinh vào mùa đông. Mẹ cần lưu ý, việc bổ sung vitamin D này cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sỹ nhé. 

Đối với những trẻ bú sữa thì mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng thật đầy đủ, để cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Khi bé có thể ăn dặm, mẹ có thể chế biến các thực phẩm từ trứng, gan động vật, cá, sữa và dầu mỡ vào bữa ăn hằng ngày của trẻ. Vi chất D là loại dinh dưỡng hoà tan trong dầu nên các mẹ lưu ý nếu thiếu dầu mỡ trong bữa ăn, dù trẻ có uống Vitamin D thì cơ thể bé cũng không hấp thu được.Khi trẻ đến thời kì ăn dặm, mẹ cần chú ý đến thực đơn của trẻ hơn để con có một chế độ dinh dưỡng hợp lí và đầy đủ chất.

Như vậy, mẹ nên nắm chắc cácdấu hiệu bé còi xươngđể phát hiện sớm và chữa trị kịp thời cho trẻ. Mẹ lưu ý rằng, không nên tự ý bổ sung canxi và vitamin D tùy tiện cho bé, tất cả những chế phẩm bổ sung đều nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ.

Thương Biện tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI