Có nên cho trẻ ngậm núm giả và những điều liên quan mẹ nên biết

Việc có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không từ trước đến nay vẫn là một chủ đề có nhiều quan điểm trái chiều giữa các bậc phụ huynh. Để giúp các mẹ đỡ đau đầu trong việc có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không, Yeutre.vn tổng hợp lại một vài mặt lợi và hại, cũng như thông tin liên quan, để giúp mẹ có thêm cơ sở để quyết định dễ dàng hơn nhé. 

banner ads

Các bà mẹ cho rằng việc ngậm núm giả đúng là một giải pháp thực sự cần thiết. Tuy nhiên, một số bà mẹ lại cho rằng núm ti giả là thứ phiền phức vì thực tế đôi khi cai núm giả còn khó hơn cả cai ti thật. Vậy có nên cho trẻ ngậm núm giả? Những mặt lợi và hại như dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời nhanh được câu hỏi này. 

bé ngậm núm vú giả
Có nên cho trẻ ngậm núm giả là câu hỏi của nhiều bà mẹ - Ảnh Internet

1. Những ưu điểm khi cho trẻ ngậm núm giả

Khi cho trẻ ngậm núm giả sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ vì nó khiến cơ thể trẻ tiết ra một loại chất có tác dụng giảm căng thẳng cho bé.

Mặt khác, ngậm núm giả cũng có tác dụng giúp trẻ bình tĩnh khi trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc cáu gắt do tiêm chủng hoặc khi đau ốm. Ngậm ti giả giúp trẻ tiết nước miếng làm giảm quá trình sưng đau khi trẻ bắt đầu mọc răng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những trẻ ngậm ti giả ít có nguy cơ gặp hội chứng SIDS (hội chứng đột tử gặp ở trẻ dưới 1 tuổi). Khoa học đưa ra giải thích rằng, khi trẻ ngậm ti giả lúc ngủ thì trẻ sẽ ngủ ít sâu hơn nên sẽ ít gặp trường hợp khó thở.

bé đang ngủ ngậm núm vú giả
Ngậm ti giả giúp trẻ tiết nước miếng làm giảm quá trình sưng đau khi trẻ bắt đầu mọc răng - Ảnh Internet

Ngậm ti giả cũng khiến phát triển khả năng nhai hơn các trẻ không dùng ti giả, nên sau này, việc cho bé tập ăn sẽ ít nhiều đỡ vất vả hơn cho các bậc cha mẹ. Bên cạnh đó, việc ngậm ti giả cũng khiến trẻ không có thời gian để mút ngón tay, ngón chân, một thói quen rất phổ biến ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều tác hại về nha khoa sau này.

2. Những nhược điểm khi cho trẻ dùng ti giả

  • Không phải trẻ sơ sinh nào cũng thích ngậm núm giả.
  • Núm giả cũng làm trẻ biếng ăn khi ngậm ti thật trong khoảng 4 – 6 tuần đầu sau sinh.
  • Dùng núm giả là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Ngậm ti giả khiến trẻ dễ mắc một số vấn đề về nha khoa như răng trẻ có thể mọc lệch hàng.
  • Trẻ dễ cáu, hờn dỗi khi bị rơi ti giả khỏi miệng trong lúc đang ngậm.
bé ngủ say khi ngậm núm vú giả
Trẻ cáu gắt khi không được ngậm núm giả vậy có nên cho trẻ ngậm núm giả - Ảnh Internet
  • Trẻ sẽ khó ngủ khi không được cho ngậm ti giả.
  • Nếu trẻ chưa đủ lớn để tự tìm lại ti giả đang ngậm bị rơi lúc nửa đêm thì trẻ sẽ quấy khóc, không chịu ngủ lại để đòi ti giả cho bằng được.

3. Cách lựa chọn núm ti giả cho trẻ sơ sinh

Núm giả có rất nhiều kiểu dáng, để chọn được núm ti giả phù hợp với bé thì tốt nhất là phải thử. Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ chọn núm giả phù hợp nhất cho bé nhà mình:

  • Nên mua loại núm ti một mảnh với đầu ti giả thật mềm như ti mẹ. Những mẫu hai mảnh rất dễ bị vỡ đôi có thể rơi vào miệng trẻ gây nguy hiểm cho trẻ, có thể làm trẻ bị ngạt.
bốn chiếc núm vú giả
Có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không ? - Ảnh Internet
  • Mẹ nên lựa chọn mua loại núm giả có vành nhựa cứng và lỗ thông khí. Kiểm tra vành núm giả phải có đường kính hơn 3cm để trẻ trong lúc ngậm không thể bỏ tọt cả núm ti giả vào miệng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi, hãy chọn những núm giả có thể rửa được bằng máy rửa bát hoặc có thể đun sôi.
  • Bạn nên chọn mua đúng kích cỡ phù hợp với số tháng tuổi của bé. Một số loại núm ti giả được gán nhãn là phù hợp cho cả các bé dưới và trên 6 tháng tuổi.
  • Không nên cố định bằng cách buộc núm ti giả vào tay, cổ, hoặc vào cũi sẽ gây nguy hiểm cho bé. Dây buộc có thể là nguyên nhân khiến bé bị nghẹt thở.

4. Một số lưu ý khi sử dụng núm ti giả cho trẻ

  • Để tránh việc núm ti giả có thể ảnh hưởng tới việc bé lười bú, bạn chỉ nên cho bé ngậm ti giả khi bé không đói, tốt nhất là chỉ cho ngậm sau khi đã cho bé ăn no.
  • Mẹ cũng chỉ nên cho bé ngậm ti giả nếu việc cho con bú bằng sữa mẹ đang không có trục trặc gì. Trong trường hợp này nên cho bé ngậm ti giả khi bé đã 4-8 tuần tuổi.
hai chiếc núm vú giả
Nên lựa chọn núm giả phù hợp với trẻ - Ảnh Internet
  • Mẹ nên cẩn thận khi có bất kì biểu hiện nào cho thấy bé chán ti mẹ khi dùng núm ti giả, hãy trao đổi với bác sỹ hoặc người có kinh nghiệm chuyên môn để tham khảo ý kiến.

5. Một số lưu ý khi vệ sinh núm ti giả

  • Nên khử trùng núm ti giả trước khi cho các em bé dưới 06 tháng tuổi ngậm.
  • Đối với các em bé từ 6 tháng tuổi trở lên, hệ miễn dịch của các bé đã phát triển, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ núm giả bằng nước và xà phòng thay vì khử trùng thường xuyên.
  • Kiểm tra thường xuyên xem núm ti giả có bị rách hoặc hư hỏng để kịp thay núm khác.
bé đang nằm ngậm núm vú giả
Nên khử trùng núm giả thường xuyên – Ảnh Internet

Có nên cho trẻ ngậm núm giả thực ra không khó trả lời hay quyết định phải không các mẹ, sau khi đã xem qua thông tin mà Yeutre.vn tổng hợp như trên. Các mẹ nên tham khảo và ghi nhớ những thông tin cần thiết, để cân nhắc trước khi quyết định cho bé ngậm núm giả hay không. Chúc các mẹ có lựa chọn phù hợp nhất cho con nhé. 

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI