Liệu việc làm này có gây ra những hệ lụy đáng ngại nào hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Việc cho trẻ bú sữa từ một nguồn sữa mẹ khác có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc cho trẻ bú sữa từ một nguồn sữa mẹ khác có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh bởi bản thân người được xin sữa cũng không thể biết rõ về tình trạng bệnh đang mắc phải. Những bệnh có thể lây nhiễm từ người cho sữa sang trẻ bú sữa có thể là các căn bệnh vô cùng nguy hiểm như HIV, cảm cúm, viêm gan B…
Như vậy, việc xin sữa từ người khác cho trẻ bú thực tế mang theo khá nhiều hệ lụy đáng lo ngại.
Vì sao mẹ phải xin sữa?
Không phải bất cứ người mẹ nào cũng gặp điều kiện thuận lợi về nguồn sữa để đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày cho đứa con vừa chào đời.
Theo cơ chế tự nhiên, sau sinh, cơ thể người mẹ sẽ tiết sữa để nuôi con. Thế nhưng không phải bất cứ người mẹ nào cũng gặp điều kiện thuận lợi về nguồn sữa để đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày cho đứa con vừa chào đời dù đã áp dụng rất nhiều biện pháp kích thích tuyến sữa hoạt động.
Mặc dầu cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh một thực phẩm nào đó có thể khiến người mẹ tăng hoặc giảm lượng sữa tiết ra. Thế nhưng, theo dân gian, có một số thực phẩm đủ khả năng làm người mẹ mất sữa. Ngoài ra, chính việc sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình sinh nở cũng là một trở ngại đối với việc tiết sữa ở mẹ. Bên cạnh đó, cơ địa khác biệt ở mỗi người mẹ cũng quyết định đến việc tiết sữa nhiều hay ít.
Khi nhận thấy trẻ thiếu hụt dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ, nhiều người đã nghĩ đến việc xin sữa mẹ từ một người khác để bù đắp cho trẻ mà không hề lường trước được những hậu quả của việc làm này.
Làm thế nào để tăng lượng sữa mẹ?
- Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi con bằng sữa mẹ, một số loại thực phẩm như giò heo, đu đủ, rau ngót, sữa mè đen, nếp than lên men… có thể kích thích tăng tiết sữa mẹ.
- Việc giảm bớt căng thẳng trong giai đoạn ở cữ cũng giúp người mẹ dễ dàng tiết được nhiều sữa hơn song song với việc bổ sung dinh dưỡng.
Càng cho trẻ bú nhiều, các tuyến sữa càng được kích thích để tiết sữa nhiều hơn.
- Càng cho trẻ bú nhiều, các tuyến sữa càng được kích thích để tiết sữa nhiều hơn.
- Cho trẻ bú đều hai bên vú cũng giúp sữa về đều đặn hơn. Khi sữa dư, mẹ nên dùng tay vắt hết ra ngoài và dự trữ trong những túi đựng sữa chuyên dụng, bảo quản đông để bé dùng dần. Nếu mẹ vắt hết sữa dư ra ngoài, các tuyến sữa sẽ càng tiết ra nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
- Để tránh mắc phải tình trạng tắc tia sữa, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ núm vú trước và sau khi cho bé bú. Nên bỏ vài giọt sữa đầu khi cho bé bú và thường xuyên massage vùng ngực để tia sữa được lưu thông dễ dàng hơn. Tránh vắt sữa với lực quá mạnh bằng dụng cụ hút sữa vì nó có thể làm tắc tia sữa. Cần thiết, có thể chườm nóng bầu sữa khi sữa bị tắc hoặc nhờ đến các chuyên gia massage bầu ngực cho các bà mẹ sau sinh để kích hoạt lại nguồn sữa mẹ.
Những lưu ý khi xin sữa mẹ cho con
Trong trường hợp không thể cho con bú bằng sữa mẹ thì sữa công thức có thể được dùng thay thế.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sữa mẹ không nên cho trẻ bú. Chẳng hạn, sữa được lấy từ người mẹ bị viêm mủ ở bầu ngực, bị áp xe vú… có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc tiêu chảy. Do vậy, nếu có xin sữa, chỉ nên xin từ người thân trong gia đình hoặc người quen biết mà bạn chắc chắn họ không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường sữa.
Trong trường hợp không thể cho con bú bằng sữa mẹ thì sữa công thức có thể được dùng thay thế. Đây là loại sữa được tạo nên từ sữa bò sau rất nhiều nghiên cứu để mô phỏng gần đúng với thành phần có trong sữa mẹ. Do vậy, trên thực tế, sữa này không thể sánh được với sữa mẹ song nó có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé trong những trường hợp cần thiết.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: