Cho trẻ ăn thịt cóc: Lợi một hại mười

Hầu hết chúng ta đều biết đến thịt cóc thông qua quảng cáo như "thần dược" chữa bệnh còi xương, biếng ăn của trẻ. Tuy nhiên, ít cha mẹ biết rằng, cho trẻ ăn thịt cóc không những không hiệu quả như lời đồn thổi mà còn nguy hại rất nhiều.

banner ads

Mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi cho trẻ ăn thịt cóc

Thành phần dinh dưỡng của thịt cóc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cóc giàu đạm, kẽm (100gr bột cóc có 55,4g đạm và 65mg kẽm). Tuy nhiên, ngoài đạm và kẽm, thịt cóc không có thêm bất cứ thành phần dinh dưỡng nào khác. Trong khi đó, lượng đạm trong thịt cóc so với thịt heo, gà, ếch thì không nhiều hơn, thậm chí, nếu các mẹ biết chế biến thịt heo, gà, ếch đúng cách thì lượng đạm tương đương với thịt cóc. Ngoài ra, lượng kẽm trong cóc cũng ít hơn hải sản (sò, hến, hàu); lương canxi, vitamin D gần như không có.

Về bệnh còi xương, như chúng ta cũng biết, trẻ bị còi xương, nguyên nhân chủ yếu là do không hấp thu được canxi, mà trong thịt cóc, lượng canxi, vitamin D rất nghèo nàn. Như vậy, thịt cóc không phải là thần dược để hỗ trợ trẻ trong việc điều trị bệnh còi xương, biếng ăn như lời đồn thổi.

banner ads

Nguy cơ ngộ độc cao từ thịt cóc

Một số mẹ, ngoài mua bột cóc cho trẻ ăn thì vẫn thường xuyên chế biến các món ăn dặm như cháo cóc hay làm chả, làm ruốc để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ. Điều này vô cùng nguy hiểm nếu như các mẹ không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc và dẫn tới tử vong ở trẻ vì những nguyên nhân sau:

- Độc tố trong cóc: Ở một số bộ phận của con cóc như gan, trứng, da, mủ, mắt, hạc thần kinh chứa rất nhiều độc tố bufotoxin, có thể gây tử vong trong thời gian rất ngắn. Đặc biệt, tỉ lệ gây tử vong ở thịt cóc rất cao và không kịp cứu chữa. Ngoài ra, ở một số con cóc còn chứa độc tố tetrodotoxin tăng thêm nguy hiểm khi cho trẻ ăn. Chưa kể, độc tố của thịt cóc không hề bị phân hủy ở nhiệt độ cao như nấu sôi, chiên xào…

- Đối tượng ăn thịt cóc đều là trẻ nhỏ, người già hay những người yếu, suy nhược cơ thể nên khả năng chống độc tố là rất thấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến độc tố của thịt cóc phát tán nhanh hơn trong cơ thể và gây ra tử vong cao.

Vì lý do an toàn sức khỏe cho trẻ, tốt nhất mẹ không nên tự mua cóc và chế biến thịt cóc hoặc mua thịt cóc bán dạo được làm sẵn. Vì mẹ không thể biết là người làm đã loại bỏ hoàn toàn độc tố từ cóc chưa hoặc độc tố có dính vào thịt cóc hay không.

Để cải thiện tình trạng còi xương, biếng ăn của trẻ, mẹ có thể thay thế thịt cóc bằng các thực phẩm giàu đạm, kẽm khác hoặc tìm tới các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị tốt nhất bệnh còi xương ở trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI