Chia sẻ của cô gái 16 tuổi về chuyện sốc độc khi dùng băng vệ sinh

Câu chuyện về một cô gái 16 tuổi bị sốc độc do sử dụng băng vệ sinh làm cho người tiêu dùng rất lo ngại. Vậy, sốc độc là gì? Và làm thế nào để nhận biết cũng như phòng ngừa sốc độc?

banner ads

Sốc độc sau 2 giờ dùng băng vệ sinh

Trên một trang cá nhân, Jodie Craig (người Anh), 20 tuổi chia sẻ: “Nhiệt độ cơ thể tôi tăng cao và mẹ tôi nói rằng tôi có thể sẽ chết. Tôi đã được chăm sóc đặc biệt trong 4 ngày và ở bệnh viện hơn 1 tuần rưỡi. Tôi đã phải dùng 17 loại kháng sinh khác nhau trong 1 ngày và cơ thể tôi vô cùng yếu. Tôi không thể tin rằng tất cả việc này xảy ra chỉ xuất phát từ 1 miếng băng vệ sinh (BVS)”.

Quả vậy, câu chuyện Jodie cần đến sự hỗ trợ để sống sót chỉ sau 2 giờ dùng BVS cá nhân do bị sốc độc làm rất nhiều bạn trẻ quan tâm.

3565-soc-bang-vs-1412700084693.jpg

Jodie Craig - người bị sốc sau khi dùng băng vệ sinh.

banner ads

Câu chuyện xảy ra vào tháng 8/2010, lúc đó Jodie mới 16 tuổi, cô cho biết: “Tôi đã dùng 1 miếng BVS vào lúc 3 giờ chiều. Và ngay sau đó, tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu vì vậy tôi đã gọi cho bác sĩ và ông ấy đã nhắc nhở tôi nên đi khám vào ngày hôm sau. Tới 5 giờ chiều, tôi cảm thấy rất tồi tệ và muốn đi nghỉ. Tôi nghĩ mình đang bị một cơn đau tim nhưng thân nhiệt lại nhanh chóng tăng cao tới 47°C. Tôi rất yếu, không thể di chuyển và bắt đầu mệt”. Jodie thậm chí không cầm nổi điện thoại, tay cô mỏi rã rời. Cô đã ném điện thoại xuống sàn với hy vọng mẹ cô có thể nghe thấy tiếng.

Cô nhanh chóng được đưa vào bệnh viện, mặc dù bị sốt cao nhưng các bác sĩ lại không xác định được nguyên nhân tại sao Jodie sốt cao đến như vậy. Sau đó, họ chuyển cô tới Bệnh viện Western General ở Edinburgh.

Tại đây, các bác sĩ đã chèn một ống dò niệu quản vào cơ thể cô và họ phát hiện ra cô đang dùng BVS. Ngay lập tức, cô được truyền kháng sinh. Tại đây, các bác sĩ đã chẩn đoán cô bị hội chứng sốc độc, một hội chứng hiếm gặp và rất nguy hiểm với tính mạng người bệnh. Nguyên nhân là do loại vi khuẩn được gọi là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes). Các loại vi khuẩn này thường sống kí sinh trên da. Nhưng khi nhiễm khuẩn xâm nhập vào máu, nó sẽ giải phóng ra độc tố. Bởi vậy, các bác sĩ cho biết căn bệnh của Jodie cần một đợt điều trị lâu dài.

“Bác sĩ nói với tôi rằng, trong khi điều trị, cơ thể tôi sẽ có nhiều thay đổi và tóc của tôi sẽ bị ảnh hưởng. Đó là điều tồi tệ nhất”, Jodie chia sẻ. Quả vậy, sau 2 năm rưỡi điều trị, tóc Jodie bị rụng rất nhiều (khoảng hơn một nửa) và triệu chứng này được các bác sĩ chẩn đoán do có liên quan đến stress. Kèm theo đó là các triệu chứng của bệnh viêm phổi do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Đến nay, sau 4 năm kể từ khi nhập viện, Jodie đã có thể đi lại trên chính đôi chân của mình. Khi trở lại trường, Jodie vẫn còn rất yếu nhưng cô vẫn không ngừng hy vọng và phấn đấu để hoàn thành chương trình học và được tuyên dương có thành tích cao môn tiếng Anh và sinh học.

Jodie tâm sự trên hòm thư trực tuyến rằng: “Tôi không thể làm gì bởi vì tôi quá yếu. Nhưng người bạn thân của tôi, Robyn, là một giáo viên dạy nhảy và cô ấy đã chia sẻ với tôi về những vũ điệu Ireland. Và nhờ vào tình yêu với môn nghệ thuật này, giờ thì tôi hoàn toàn có thể tham gia một cuộc thi để giành được giải cao nhất. Mọi việc thực sự rất khó khăn, nhưng tôi cảm thấy rất biết ơn khi tôi nhận ra rằng mình vẫn còn sống”.

Sốc độc là gì?

Hội chứng sốc độc (toxic shock syndrome - viết tắt là TSS) là một bệnh hệ thống, có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hai loại vi khuẩn chính gây ra hội chứng này là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes) - (sốc độc do vi khuẩn liên cầu hiếm gặp hơn). Đây là những vi khuẩn có thể sản xuất chất độc. Ở một số người, cơ thể không thể chống lại độc tố khiến hệ thống miễn dịch có phản ứng gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai - những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ khi sử dụng BVS. Hiện nay, hơn 50% trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng BVS siêu thấm. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do BVS thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng tampon khi âm đạo đang bị viêm nhiễm, lở loét.

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc độc

Các triệu chứng của TSS xảy ra đột ngột vì đây là căn bệnh gây ra bởi chất độc. Khi xảy ra TSS, nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh bị ảnh hưởng. Các triệu chứng của TSS bao gồm: sốt cao, tụt huyết áp nhanh (có cảm giác lâng lâng hoặc ngất xỉu), phát ban bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân, nôn mửa hoặc tiêu chảy, đau cơ; mắt, miệng, cổ họng, và âm đạo sưng đỏ; đau đầu, rối loạn, mất phương hướng, hoặc co giật; suy thận, suy hô hấp và một số cơ quan khác cũng bị suy giảm chức năng.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện cách 2 - 3 ngày sau khi nhiễm Staphylococcus hoặc Streptococcus. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo mức độ bị nhiễm khuẩn.

Làm thế nào để phòng tránh?

Nguy cơ mắc TSS khi sử dụng BVS là ở mức thấp, nhưng có một số biện pháp làm giảm khả năng mắc TSS xuống thấp hơn nữa, bằng cách: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần của BVS để lựa chọn loại phù hợp.

Hạn chế sử dụng tampon và BVS siêu thấm hút, thay vào đó hãy sử dụng loại BVS thông thường. Với những bạn từng có hiện tượng TSS, nên quay lại cách truyền thống là dùng vải màn để thay thế.

Thay BVS thường xuyên 4 tiếng/lần để tránh sự sinh sản của vi khuẩn do sử dụng trong thời gian dài và vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong những “ngày đèn đỏ”.

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu có liên quan đến TSS, nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI