Chỉ số thai nhi theo tuần cho mẹ biết được những gì?

Chỉ số thai nhi theo tuần trong những kết quả siêu âm thai liệu có khiến các mẹ bầu bối rối? - Mẹ biết không, những chỉ số thai nhi này sẽ thay đổi liên tục trong quá trình lớn lên của thai nhi, mỗi chỉ số sẽ biểu thị cho từng sự phát triển của bé con như chiều dài, chu vi đầu, cân nặng,...giúp cho mẹ phần nào biết được những thay đổi của bé con trong bụng. Nếu mẹ cũng đang thắc mắc ý nghĩa của những chỉ số thai nhi theo tuần này, hãy cũng Yeutre.vn tham khảo bài chia sẻ dưới đây nhé.

banner ads
Chỉ số thai nhi theo tuần cho mẹ biết những thay đổi của con trong bụng mẹ
Chỉ số thai nhi theo tuần cho mẹ biết những thay đổi của con trong bụng mẹ. Ảnh Internet

1. Tại sao mẹ nên biết chỉ số thai nhi theo tuần?

Trong thời gian thai kỳ, mẹ sẽ được chỉ định khám thai vào từng mốc thời điểm quan trọng. Thông qua siêu âm thai, các bác sĩ sẽ trả cho mẹ kết quả siêu âm bao gồm những chỉ số thai nhi theo tuần. Các chỉ số này sẽ thay đổi liên tục trong suốt thai kỳ của mẹ, giúp cho các bác sĩ và mẹ biết được liệu con có đang phát triển bình thường không, con phát triển nhanh hay chậm. Theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần còn giúp sớm phát hiện được những vấn đề bất thường con gặp phải, qua đó các bác sĩ sẽ có những giải pháp kịp thời để chữa trị.

2. Cách đọc các chỉ số thai nhi theo tuần tuổi

Sau khi đã có được kết quả siêu âm thai, các mẹ có thể dựa vào đó để biết được các chỉ số thai nhi theo tuần một cách dễ dàng. Dưới đây là cách đọc những chỉ số thai nhi phổ biến trong kết quả siêu âm thai mà mẹ nên biết:

Các chỉ số thai nhi trên kết quả siêu âm thai cho mẹ biết rất nhiều điều
Các mẹ bầu có thể dễ dàng đọc được những chỉ số thai nhi phổ biến bên dưới. Ảnh Internet
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai, được đo trong những tuần đầu thai kỳ khi thai chưa hình thành các cơ quan
  • CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông dùng để đo nửa đầu thai kỳ do bé thường cuộn người lại. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu chân
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi của bé
  • HC (Head circumference): Chu vi đầu của bé
  • AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng của bé
  • EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng của thai nhi
  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối
Chỉ số thai nhi theo tuần cho mẹ biết được con có đang phát triển bình thường không
Chỉ số thai nhi theo tuần cho mẹ biết được con có đang phát triển bình thường không. Ảnh Internet

Một vài chỉ số thai nhi theo tuần khác cho mẹ tham khảo:

  • EDD (Estimated date of delivery): Ngày dự sinh
  • TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng
  • APTD (Anterior-Posterior Thigh Diamete): Đường kính trước và sau bụng
  • FTA: Thiết diện ngang thân thai
  • AF (Aminiotic fluid): Nước ối
  • AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
  • OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
  • BD: Khoảng cách hai mắt
  • CER: Đường kính tiểu não
  • THD: Đường kính ngực
  • TAD: Đường kính cơ hoành
  • HUM: Chiều dài xương cánh tay
  • Ulna: Chiều dài xương khuỷu tay
  • Tibia: Chiều dài xương ống chân
  • Radius: Chiều dài xương tay
  • Fibular: Chiều dài xương mác

3. Các bảng chỉ số thai nhi theo tuần cho mẹ theo dõi

Dù mỗi thai nhi sẽ có quá trình phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn có những con số tiêu chuẩn chung cho thai nhi qua từng giai đoạn trong bụng mẹ. Mẹ vẫn có thể tham khảo các bảng chỉ số thai nhi theo tuần dưới đây để đối chiếu với các chỉ số của con mình để theo dõi sát sao nhất quá trình phát triển của con. Những chỉ số dưới đây có thể chênh lệch đôi chút với chỉ số của con, nếu mẹ lo lắng vì điều này thì hãy nghe các chẩn đoán kết quả từ bác sĩ để chắc chắn nhé.

banner ads

3.1. Bảng chỉ số thai nhi từ tuần 4 - tuần 20

Bảng chỉ số này sẽ bắt đầu từ tuần thứ 4 trở đi. Vì phải bắt đầu từ tuần thứ 4, hoặc có thể cho đến tuần thứ 6, thì phôi thai mới bắt đầu hình thành trong bụng mẹ. Lúc này các bác sĩ mới có thể bắt đầu đo được đường kính túi thai và chiều dài đầu-mông của con. Trong trường hợp nếu thai nhi chưa vào được tử cung thì cũng chưa thể siêu âm thai thấy được hình ảnh của con. Từ tuần thứ 12 trở đi thì các chỉ số của thai nhi mới được đo một cách đầy đủ hơn.

Bảng chỉ số thai nhi từ tuần 4   tuần 20
Bảng chỉ số thai nhi từ tuần 4 - tuần 20 cho mẹ tham khảo. Ảnh Internet

3.2. Bảng chỉ số thai nhi từ tuần 21 - tuần 40

Giai đoạn từ tuần thứ 21 đến tuần thứ 40 là thời điểm mà các chỉ số thai nhi được đo chính xác hơn. Đặc biệt là những tuần cuối thai kỳ, các chỉ số như chiều dài và cân nặng của thai nhi theo tuần thường được đo chính xác nhất.

Bảng chỉ số thai nhi từ tuần 21   tuần 40
Bảng chỉ số thai nhi từ tuần 21 - tuần 40 được đo rõ ràng và chính xác hơn. Ảnh Internet

3.3. Bảng chỉ số cân nặng thai nhi qua các tuần

Thông qua việc biết được chỉ số cân nặng của con, mẹ sẽ có những thay đổi phù hợp trong chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi để giúp con đạt được cân nặng lý tưởng. Từ tuần thứ 8 trở đi là các mẹ bầu đã có thể tính toán và xác định được cân nặng thai nhi theo tuần rồi đấy. Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn theo WHO, giúp cho các mẹ có thể tự đối chiếu với cân nặng của bé con trong bụng.

Bảng chỉ số cân nặng thai nhi qua các tuần
Bảng chỉ số cân nặng thai nhi qua các tuần giúp mẹ đối chiếu với cân nặng của con. Ảnh Internet

Chỉ số thai nhi theo tuần chẳng những giúp cho mẹ theo dõi được quá trình phát triển của con mình, mà còn kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi nếu có. Tuy vậy, mỗi thai nhi đều có quá trình phát triển khác nhau, nên nếu có chênh lệch đôi chút trong lúc đối chiếu chỉ số, mẹ hãy bình tĩnh hỏi ý kiến của bác sĩ nhé. Chuyên mục Mang thai hi vọng có thể mang lại những thông tin hữu ích cho mẹ bầu để mẹ có thể yên tâm theo dõi bé con trong bụng trong suốt thai kỳ của mình nhé.

Nguyễn Diệp tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI