Cách sắp mâm cỗ ngày Tết theo truyền thống của 3 miền Bắc, Trung, Nam

Từ xưa, việc sắp mâm cỗ ngày Tết đã rất được các gia đình chú trọng. Mâm cỗ mỗi miền phong phú ra sao còn tùy vào sản vật của từng vùng miền.

banner ads

Tết thường bắt đầu từ đêm 30 đến hết các ngày mồng đầu năm. Trong những ngày này, liên tục có các lễ cúng kiếng, dâng quả để cầu an, cầu phước. Thậm chí có những gia đình theo tục xưa còn phải hoàn tất mâm cỗ trước buổi trưa ngày 30 Tết. Đây chính là cách để con cháu trong gia đình bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của mình.

Tùy vào từng vùng miền và điều kiện gia đình mà mâm cỗ rước ông bà chiều 30 hoặc tiễn ông bà vào mồng 3, mồng 4 Tết sẽ có các món khác nhau.

1. Mâm cỗ miền Bắc

mam co tet 3 mien
Trong các vùng miền thì mâm cỗ Tết của người miền Bắc là bài bản hơn cả

Có lẽ trong các vùng miền thì mâm cỗ Tết của người miền Bắc là bài bản hơn cả. Mâm cỗ vừa cũng phải  đủ 4 bát, 4 dĩa. Nếu bày cỗ lớn thì 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 8 dĩa... Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế hơn, có khi còn sắp mâm cỗ cao đến 2, 3 tầng.

Theo tục, trước khi cúng, trên mâm cỗ phải đậy giấy trang kim phần vì đảm bảo vệ sinh phần để ông bà biết mâm cỗ còn tinh khiết.

Trong 4 bát, 4 đĩa theo lệ thường thì 4 bát bao gồm: bát bóng thả, bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát mọc và bát miến. Về 4 dĩa, có: dĩa chả quế, dĩa giò lụa, dĩa thịt gà luộc, dĩa thịt lợn.

Với mâm cỗ dư đầy hơn, còn có cả các dĩa như: thịt đông, lạp xưởng, trứng muối, cá kho riềng, nộm, giò thủ,… và không thể thiếu đó chính là bánh chưng.

Ngoài món chính, mâm cỗ còn sắp thêm các món tráng miệng đặc trưng như mứt quất, mứt sen, mứt gừng, ô mai mơ gừng... Đặc biệt, có một món mà không lẫn vào đâu được trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc đó chính là món chè kho. Nhiều người dùng món này để giải độc và giã rượu.

2. Mâm cỗ miền Trung

mam co tet 3 mien 2
Trong mâm cỗ Tết miền Trung luôn có các món nước như: giò heo hầm măng, gà tiềm hạt sen, canh hoa Kim Châm với tôm thịt

Miền Trung không câu nệ loại bánh đặc trưng nào nên cả bánh chưng và bánh tét đều có thể xuất hiện trong mâm cỗ Tết của họ. Riêng mâm cúng tế trời đất, thần thánh, vua chúa... thì vật phẩm cúng tế phải là bộ tam sinh (trâu, heo,dê) còn nguyên con, chưa qua chế biến. Đây chính là cỗ thái lao. Tuy nhiên, nếu nhà nào cúng Đất thì bộ tam sinh phải được luộc chín chứ không chế biến. Riêng mâm cỗ cúng cho tổ tiên 3 ngày Tết phải là các món ăn được chế biến với đủ thành phần: Thượng cầm ( gồm các loại gia cầm như chim, gà, vịt,...), hạ thú (gồm các gia súc trên mặt đất như: heo, bò, gà..) và thủy tộc (gồm các loài sống dưới nước như: tôm, cua, cá...). Thông thường, trong mâm cỗ Tết miền Trung luôn có các món nước như: giò heo hầm măng, gà tiềm hạt sen, canh hoa Kim Châm với tôm thịt; các món mặn có: cá kho, tôm rim, thịt luộc, bánh chả, gà luộc, thịt phay, ché, nem, thịt ngâm mắm, giá xào nham...

Ngoài ra, một số gia đình theo Phật giáo, vào những ngày đầu năm còn có mâm cơm chay ngày mồng 1 gọi là mâm trai soạn để cúng tổ tiên.

Về các món tráng miệng, đặc trưng nhất là bánh phục linh, bánh thuẫn, mứt gừng, mứt bí,… Ngoài ra còn có loại bánh được nặn hình theo hình hoa mai, hoa đào, các nhánh lộc, các loại trái cây… đem sắp thành tầng để dâng cúng lấy thảo với tổ tiên trong những ngày đầu năm. 

3. Mâm cỗ miền Nam

mam co tet 3 mien 3
Đặc trưng nhất trong mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết ở miền Nam chính là tô thịt heo kho nước dừa với trứng và tô canh khổ qua

Đặc trưng nhất trong mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết ở miền Nam chính là tô thịt heo kho nước dừa với trứng và tô canh khổ qua với ý niệm chơi chữ cầu mong khổ nạn qua đi trong năm mới. Ngoài các món chính không thể thiếu này ra, trong mâm cỗ người miền Nam ngày Tết luôn có các món đặc trưng như gỏi ngó sen, tôm khô, lạp xưởng, củ kiệu ngâm chua ngọt, củ cải cà rốt ngâm nước mắm, tai heo ngâm giấm, chả lụa, nem…

Với các món ngọt, có các loại mứt rất đặc trưng như mứa dứa, mứt dứa, mứt mãng cầu, mứt quất, mứt chanh, kẹo thèo lèo cứt chuột, kẹo chuối, mứt khoai; bánh bò, bánh thuẫn, bánh phục linh, bánh tổ… và đặc biệt nhất phải kể đến cơm rượu.

Sau khi biết cách sắp mâm cỗ ngày Tết từng vùng miền như thế này rồi, hy vọng dâu miền nào cũng có thể lấy lòng mẹ chồng trong những ngày Tết nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI