Cách nấu trâu nhúng mẻ ăn hoài không chán

Cách nấu trâu nhúng mẻ hai năm trở lại đây được bàn đến khá nhiều. Trâu nhúng mẻ là một trong những món ăn cực kỳ phổ biến tại miền Tây. Thịt trâu giàu dinh dưỡng, kết hợp với nước lẩu đậm đà và đủ các loại rau ăn kèm nên không ngấy mà ngược lại còn ngon miệng vô cùng. Cách nấu món này không khó, bí quyết sao cho ngon nằm ở nước lẩu. Thế nên trong bài viết này Yeutre.vn sẽ hướng dẫn bạn công thức đơn giản nhưng hương vị bảo đảm sẽ khó quên đấy.

banner ads
lau trau nhung me
Trâu nhúng mẻ là món ăn tương đối phổ biển ở các tỉnh Tây Nam Bộ. Ảnh: Internet

1. Cách nấu trâu nhúng mẻ ăn hoài không ngán

Trâu nhúng mẻ hay còn được biết đến là lẩu trâu nhúng mẻ, thế nên ngoài nguyên liệu chính là thịt trâu, mẻ thì món ăn này sử dụng rất nhiều loại rau khác nhau. Đó là đọt rau muống, rau ngổ, bông so đũa, hay có nơi còn có thêm rau mùng tới, đọt nhãn lồng và lá tai tượng. Hồn của món trâu nhúng mẻ nằm ở phần nước lẩu với nguyên liệu chính làm từ mẻ. Với những ai lần đầu nghe đến món này sẽ rất khó hình dung được công thức nấu như thế nào và cách ăn ra sao. Dưới đây, Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn sẽ nhanh chóng bật mí cho bạn cách nấu trâu nhúng mẻ ăn hoài không chán nhé.

1.1. Nguyên liệu

  • 1 kg thịt trâu
  • 500 gram xương ống heo
  • 1/2 chén mẻ
  • 3 quả cà chua
  • 2 cây hành lá
  • 1 củ hành khô
  • 1 củ gừng
  • 1 củ tỏi
  • 5 quả ớt tươi
  • 5 cây sả
  • Rau nhúng lẩu: rau mùng tơi, rau muống, bông so đũa,...
  • Bún tươi hoặc mì tôm ăn kèm
  • Gia vị nêm nếm: nước tương, đường, muối, hạt nêm, bột ngọt, dầu mè

1.2. Hướng dẫn cách nấu trâu nhúng mẻ

Sơ chế nguyên liệu

  • Trước tiên đem hành khô, tỏi bóc vỏ, đập dập. Gừng cạo vỏ, rửa nước rồi thái sợi. Sả gỡ bỏ bẹ già bên ngoài, đập dập và cắt nhỏ.
  • Thịt trâu mua về đem muối hạt chà xát lên để loại bỏ mùi hôi rồi rửa lại với nước nhiều lần cho sạch. Sau đó dùng khăn thấm khô rồi cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn.
so che thit trau
Thịt trâu sau khi rửa sạch đem cắt thành những miếng mỏng vừa ăn và ướp với ít tỏi cho dậy mùi. Ảnh: Internet
  • Các loại rau ăn kèm như rau muống, rau mồng tơi, bông so đũa,... đem nhặt sạch, ngâm trong thau nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra xả lại nước lạnh nhiều lần và để ráo.
  • Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Hành là bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc dài từ 7 đến 10 cm.
  • Mẻ lọc qua rây để loại bỏ cặn lớn, chỉ lấy phần nước mịn nhuyễn.
  • Xương ống rửa sạch, chặt khúc rồi chần sơ qua nước sôi để khử mùi và loại bỏ chất dơ.
chan xuong ong voi nuoc soi
Chần xương ống với nước sôi để loại bỏ bớt chất dơ. Ảnh: Internet

Nấu nước lẩu

  • Bắc nồi lên bếp, làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn, sau đó thả hành khô, tỏi băm, sả và gừng vào phi thơm. Hỗn hợp dậy mùi, thêm vào 1 muỗng cà phê nước mắm.
  • Tiếp theo, trút cà chua đã bổ múi cau vào, đảo đều tay đến khi cà chua chín thì châm vào 1 lít nước cùng 500 gram xương ống đã sơ chế. Nêm thêm 1 muỗng cà phê bột canh rồi đậy kín nắp và bắt đầu hầm xương ống.
  • Để nước lẩu có được vị ngọt thanh tự nhiên thì quá trình hầm xương rất quan trọng, bạn nên hầm ít nhất khoảng từ 40 đến 50 phút để đảm bảo lấy được hết vị ngọt có trong xương. Lưu ý, quá trình đun cần thường xuyên vớt bọt ra ngoài để nước lẩu khi thành phẩm được trong và không bị nổi váng.
nuoc lau nhung thit trau
Khi hầm xương làm nước lẩu nếu thường xuyên vớt bọt thì nước lẩu sẽ được trong hơn. Ảnh: Internet
  • Sau khi xương ống đã được ninh nhừ, bạn vớt ra ngoài hoặc có thể múc nước dùng sang nồi chuyên dùng để ăn lẩu. Tiếp đó, cho mẻ vào. Lưu ý, bạn nên cho từ từ rồi nếm thử để tránh trường hợp quá chua. Sau đó, nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi thêm ít tiêu xay, ớt tươi cắt khúc, hành lá để nồi lẩu trông bắt mắt hơn.

Làm nước chấm

  • Trong lúc hầm xương, bạn có thể tận dụng thời gian để làm nước chấm dùng chung món lẩu này. Nước chấm ăn kèm với trâu nhúng mẻ rất đơn giản, chỉ cần cho nước tương vào chén, thêm ít tỏi ớt băm nhuyễn là được.
nuoc cham
Thịt trâu nhúng mẻ chấm kèm với nước tương sẽ ngon hơn. Ảnh: Internet

Thành phẩm

  • Xếp rau bún lên bàn. Bạn cho thịt trâu  vào đĩa, rắc lên ít tiêu và rau thơm để hấp dẫn hơn.
  • Cho nồi mẻ lên bếp nhỏ để giữ độ nóng, ăn đến đâu thì nhúng thịt trâu và rau vào đến đó. Thịt trâu được phi lê mỏng, chỉ nhúng vào nước dùng khoảng 1, 2 phút là đã có thể thưởng thức. Vị ngọt thành của nước dùng từ xương ống kèm chút chua nhẹ của mẻ và cay nồng của ớt, gừng, tiêu, sả ngon vô cùng.
thanh pham trau nhung me
Món này ăn đến đâu thì nhúng thịt trâu và rau đến đó để không bị dai. Ảnh: Internet

1.3. Bổ sung cách làm mẻ ngon

Như đã nói ngay từ đầu, linh hồn của món trâu nhúng mẻ chính là phần nước lẩu. Và hương vị thơm ngon của nước lẩu được quyết định rất nhiều bởi mẻ. Đây là một trong những gia vị rất phổ biến ở miền Bắc. Mẻ bạn cũng có thể mua tại chợ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tiết kiệm được chi phí, bạn có thể làm chúng tại nhà.

com me
Để an toàn và tiết kiệm chi phí, bạn có thể làm cơm mẻ tại nhà. Ảnh: Internet

Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Trước tiên bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chén gạo tẻ, vo sạch rồi cho vào nồi nấu cơm như bình thường. Tuy nhiên hãy cho thật nhiều nước để cơm nấu ra được nhão nát.
  • Khi cơm sôi, bạn nên chắt một ít nước cơm ra hũ thủy tinh đã được rửa sạch. Và cơm trong nồi vẫn tiếp tục nấu chín. Sau đó để nguội rồi cho vào hũ thủy tinh có nước cơm. Dùng vá dàn đều để bảo đảm nước cơm ngập sâm sấp mặt cơm.
  • Đậy kín nắp và đặt hũ thủy tinh ở nơi thoáng mát khoảng 2 tuần thì sẽ có được mẻ chua. Chỉ mất khoảng 15 phút vào bếp là bạn đã có được hũ mẻ chua làm gia vị rồi đấy.

2. Thịt trâu có tốt cho sức khỏe?

Theo nhiều nghiên cứu về góc độ dinh dưỡng, thịt trâu cho giá trị dinh dưỡng tương đương như thịt bò, thậm chí còn có phần nhỉnh hơn đôi chút.

  • Thịt trâu có hàm lượng chất sắt cao hơn thịt bò, đồng thời lại ít mỡ hơn nên tốt cho sức khỏe. Ước tính trong 85 gram thịt trâu có 160 calo, 26 gram protein, 5 gram tổng chất béo, 2 gram chất béo bão hòa, 49 mg cholestrerol cùng hàm lượng lớn vitamin và chất khoáng có lợi cho sức khỏe.
thit trau tot cho suc khoe
Thịt trâu tốt cho sức khỏe nhưng cũng chỉ nên ăn vừa phải. Ảnh: Internet
  • Trong Đông y, thịt trâu có vị ngọt, tính hàn, không độc nên giúp bồi bổ khí huyết, chữa phong thấp sưng tê, phù chân.
  • Tuy nhiên, vì thịt trâu chứa nhiều đạm và sắt nên những trường hợp này cần hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn: phụ nữ mang thai, người mắc bệnh chuyển hóa (mỡ máu, huyết áp cao, đái tháo đường), sỏi thận, u xơ cổ tử cung.

Mặc dù có hơi nhiều công đoạn nhưng cách nấu thịt trâu nhúng mẻ cũng không quá khó phải không nào. Trời ngày mưa lành lạnh, cả nhà quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khỏi, vừa ăn vừa trò chuyện thì ấm áp quá đỗi.

Mỹ Lệ 

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI