1. Nguyên nhân xuất hiện máu bầm
Có rất nhiều nguyên nhân xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể. Đôi khi bạn đi lại lỡ va chạm vào cạnh tủ, cạnh giường,...Hoặc cũng có thể do các yếu tố về tuổi tác, các bệnh liên quan về máu, tiểu đường, các trường hợp bị xuất huyết dưới da và cũng có thể là do di truyền,...
Các vết bầm tím sẽ từ đó hình thành do các ống mao mạch da bị phá vỡ. Điều này dẫn đến tình trạng rò rỉ các tế bào máu màu đỏ do máu bị tích tụ.
2. Cách lăn trứng gà tan máu bầm tại nhà
Trên bề mặt lòng trắng của trứng gà thường có các lỗ li ti dẫn vào bên trong lòng đỏ. Chính vì vậy, muốn vết máu bầm của bạn tan biến một cách nhanh nhất bạn chỉ cần lăn trứng gà sau khi luộc xong. Nhờ vào nhiệt độ còn nóng trong trứng, khi bạn lăn trên da, áp suất sẽ hút vào bên trong lòng đỏ của quả trứng. Điều này giúp bạn nhanh chóng làm mờ các vết máu bầm. Bạn chỉ cần thực hiện lăn đi lăn lại nhiều lần là được.
Cách thực hiện:
Bước 1: Các bạn rửa sạch trứng gà, cho vào nồi nước đun sôi. Luộc cho trứng gà chín thì lột bỏ vỏ.
Bước 2: Tranh thủ trứng luộc còn nóng vừa các bạn thực hiện lăn trứng gà lên trên vùng da có máu bầm cho đến khi trứng nguội. Tiếp tục lột quả khác, làm như vậy vài ba lần.
Bạn nên kiên trì thực hiện vài ngày thì máu bầm sẽ nhanh tan.
3. Lưu ý cần tránh khi lăn trứng gà tan máu bầm
- Bạn không nên dùng phương pháp lăn trứng gà lên các vùng vết thương hở. Vì làm như vậy có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
- Không nên dùng trứng gà nguyên vỏ lăn trực tiếp lên vùng da để tránh gây kích ứng da. Vì vỏ trứng có chứa rất nhiều vi khuẩn cho dù bạn có luộc trong nước sôi 100 độ C.
- Bạn không nên lăn trứng gà quá nóng sẽ khiến da bạn bị bỏng. Với những bạn có làn da mỏng, da nhạy cảm trứng nóng sẽ khiến da bạn bị đỏ, nổi ban. Nhưng cũng không lăn trứng gà nguội sẽ không có tác dụng làm tan máu bầm .
- Nếu không có trứng gà, bạn cũng có thể sử dụng trứng vỉ và thực hiện theo cách lăn trứng gà tan máu bầm.
4. Một số cách làm tan máu bầm khác
Cách làm tan máu bầm bằng cách chườm nước đá: Hơi lạnh của đá sẽ giúp cho các tế bào ngay vị trí vết bầm co lại. Bạn dùng một túi nilong đựng đá đã được đập nhỏ đắp trực tiếp lên vết bầm sẽ mang lại kết quả khiến bạn bất ngờ.
Cách làm tan máu bầm bằng cách chườm nước ấm: Trái ngược với đá lạnh thì nước ấm cũng có tác dụng làm giảm máu bầm. Bạn chỉ cần lấy chiếc khăn mềm, nhúng nước ấm và chườm lên vùng da tích tụ máu bầm. Bên cạnh đó, kết hợp xoa bóp sẽ giúp máu trong cơ thể được lưu thông.
Cách làm tan máu bầm bằng cách dùng dầu gió, dầu nóng: Các loại dầu có tác dụng dùng để xoa bóp những vết bầm tím là cách ai cũng biết đến và hiệu quả mang lại không thể phủ nhận. Cách này không dùng cho các vết thương hở.
Cách làm tan máu bầm bằng cách sử dụng giấm và nước: Pha dung dịch giấm kết hợp với nước sẽ là sự kết hợp hoàn hảo giúp bạn xóa sạch vết máu bầm. Những thành phần có trong giấm ăn sẽ giúp lưu thông trên bề mặt da và làm cho các vết bầm mau lành hơn.
Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi những vết bầm tím, thâm tím do những tác động, va chạm bên ngoài. Cách lăn trứng gà tan máu bầm mà Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn vừa chia sẻ bạn nên bỏ túi nhé. Tuy nhiên, các cách làm tan máu bầm bên chỉ hỗ trợ một phần bên ngoài da. Nếu bạn muốn máu bầm tan nhanh hơn thì cần kết hợp bổ sung thêm các loại thức ăn cần thiết từ bên trong như một số loại thực phẩm: chuối, ổi, chanh, cam, quýt, rau,... . Đặc biệt cần hỗ trợ những thực phẩm có chứa nhiều vitamin K giúp điều trị đông máu, tổn thương mô và vitamin C. Bổ sung này giúp làm tăng sức đề kháng, collagen, làm lành vết thương nhanh chóng hơn.
Khánh Kim