Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 bạn cần lưu ý điều gì?

Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 là việc các bậc cha mẹ nên lưu ý ở nhiều điểm. Vì lên lớp 1, trẻ sẽ bước vào môi trường học tập hoàn toàn mới. Hầu hết ở mẫu giáo trẻ đã được dạy một số điều căn bản. Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng bị bối rối khi thực sự đặt chân vào trường cấp 1 với chương trình học mới, nâng cao, bạn bè mới và nề nếp, quy định mới. Vậy làm thế nào để giúp con chuẩn bị tinh thần và tâm lý để bước vào lớp 1 một cách vui vẻ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

banner ads
Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 cha mẹ cần lưu ý
Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 là việc các bậc cha mẹ cần lưu ý ở nhiều điểm. Nguồn ảnh: Psychology Today 

1. Vì sao cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 lại quan trọng

Chúng ta vẫn biết rằng việc giáo dục, dạy trẻ dù là ở trường hay ở nhà, không thể coi nhẹ ở bất kì giai đoạn nào. Tuy vậy, cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 lại đặc biệt quan trọng. Vì ngoài ngoài mức năng lượng vô hạn và cảm xúc mãnh liệt, trẻ chuẩn bị vào lớp 1 sẽ phải đối mặt với những trách nhiệm mới ở trường.

Trẻ lúc này sẽ phải học cách thích nghi với một ngày học dài hơn, chương trình học với những khái niệm mới hơn, được giao nhiều bài tập về nhà hơn. Nhất là, trẻ sẽ phải học cách tự mình xoay sở với nhiều thứ.

Chính vì vậy, để giúp trẻ chuẩn bị tinh thần cho môi trường học mới, các cha mẹ cũng cần có cách dạy con phù hợp. Khi được tạo điều kiện và hỗ trợ, trẻ sẽ làm quen với trường lớp mới một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 quan trọng
Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 có vai trò rất quan trọng với trẻ. Nguồn ảnh: Understood 

2. Cha mẹ cần nắm được các kỹ năng trẻ cần đạt được khi học lớp 1

Việc nắm được các kỹ năng trẻ cần đạt được khi học lớp 1 sẽ giúp cha mẹ có cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 phù hợp hơn.

Trọng tâm chương trình học lớp 1 vẫn là phát triển khả năng đọc, viết và làm toán của trẻ. Tuy nhiên, các bài học khác về nghệ thuật, xã hội và giáo dục thể chất cũng có thể được kết hợp. Mặc dù một số kỹ năng sẽ giống với những gì trẻ đã được học ở mẫu giáo nhưng ở lớp 1, trẻ chủ yếu sẽ được dạy để nắm vững hơn các bài học trước đó.

banner ads

3. Bạn cần lưu ý những gì về cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1

3.1. Làm cho chữ cái và từ ngữ trở nên sinh động hơn

Giúp trẻ rèn luyện về chữ cái và phát âm chính là một cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

Đến cuối lớp mẫu giáo, trẻ đã liên hệ được giữa vần và âm của chúng. Để giúp tăng cường kỹ năng này ở trẻ, bạn hãy thử các hoạt động như trò chơi đánh vần và thực hiện với sự tham gia của cả gia đình. 

Bé cầm bản đồ
Để giúp trẻ trong lĩnh vực đánh vần và đọc, bạn hãy làm cho chữ cái và từ ngữ trở nên sinh động hơn. Nguồn ảnh: Verywell Family 

Trong trò chơi này, bạn sẽ nghĩ ra một số từ và sau đó yêu cầu mỗi người đánh vần chúng thành tiếng hoặc trên giấy. Bạn hãy chọn những từ đơn giản, phù hợp với độ tuổi của trẻ ví dụ như: “ba”, “mẹ”, xe,…Nếu bạn có con lớn hơn, hãy chọn kèm những từ phức tạp hơn để trẻ hào hứng chơi. Bạn cũng có thể thực hiện các câu đố ô chữ đơn giản cùng nhau.

Để cải thiện kỹ năng nghe và ngôn ngữ cho trẻ, bạn hãy đọc sách cho trẻ nghe, nhưng ngừng lại trước khi kết thúc một câu chuyện. Bạn hãy đề nghị trẻ đoán câu chuyện kết thúc như thế nào. Sau đó, khi đã đọc xong, bạn hỏi trẻ tại sao lại chọn kết thúc đó và nó khác với kết thúc thực sự như thế nào.

Việc đọc những bài thơ có các từ lặp lại cũng giúp trẻ cải thiện kỹ năng nghe đọc. Bạn có thể vừa đọc vừa chỉ cho trẻ những từ lặp lại để trẻ biết được chúng đọc giống nhau.

Bạn cũng có thể dắt trẻ đi thư viện hay nhà sách để chọn những quyển sách thiếu nhi mà trẻ yêu thích. 

Nhà sách
Bạn hãy đưa trẻ đi nhà sách để con chọn sách mình yêu thích. Ảnh Pixabay 

3.2. Giúp trẻ mở rộng thế giới các con số là một cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Việc giúp trẻ mở rộng thế giới các con số cũng là một cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Khi vào lớp 1, trẻ sẽ học được rằng các con số tồn tại khắp nơi xung quanh trẻ, và chúng đại diện cho những món đồ mà trẻ có thể thêm vào hay bớt đi. Để giúp trẻ sớm hình thành khái niệm về toán học , bạn hãy chỉ cho trẻ các con số ở bất cứ nơi nào bạn thấy chúng. Bạn có thể sử dụng các hình ảnh gần gũi với trẻ như: đếm các bậc cầu thang, đếm số lượng trái cây bạn mua ở siêu thị, đếm số xe cùng màu trong giỏ đồ chơi,…

3.3. Giới thiệu cho con các khái niệm cơ bản về địa lý và khoa học

Lớp 1 là độ tuổi trẻ bắt đầu học hỏi về thế giới rộng lớn xung quanh. Vì vậy, cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 bao gồm cả việc giới thiệu cho con các khái niệm cơ bản về địa lý và khoa học. Bạn hãy giúp trẻ bước chân vào lĩnh vực địa lý và khoa học bằng cách hỏi thật nhiều câu hỏi “ở đâu” và “cái gì” và giúp con tìm kiếm câu trả lời.

Bạn hãy chỉ cho trẻ cách xác định vị trí của quốc gia trên bản đồ thế giới. Cũng như bạn trang bị bản đồ địa phương, hỏi trẻ về vị trí trường con học và giúp trẻ xác định nó trên bản đồ. Bạn có thể hỏi trẻ các câu hỏi cái gì như “Cái gì làm cho khu vực chúng ta sống đặc biệt hơn nơi khác?, “Loại cây trồng và con vật gì sống ở đây?”, “Thời tiết ở đây như thế nào?”. 

Bé trai cầm bản đồ
Bạn hãy chỉ cho trẻ cách xác định vị trí của quốc gia trên bản đồ thế giới. Ảnh Pixabay 

Bạn cũng có thể giúp trẻ tìm hiểu khoa học bằng các câu hỏi “tại sao”, “chuyện gì xảy ra nếu”,…Bạn hãy giới thiệu các khái niệm cho trẻ bằng cách đưa ra giả thuyết. Ví dụ, bạn gom một số đồ vật như một chiếc tất, một hòn đá, một miếng bọt biển, một cái chai rỗng rồi đổ đầy nước vào một cái chậu. Bạn hỏi trẻ vật nào sẽ nổi và vật nào chìm và tại sao trẻ lại nghĩ như vậy. Sau khi trẻ trả lời, bạn lần lượt cho các đồ vật vào chậu nước và cùng trẻ đối chiếu kết quả với câu trả lời của con.

Để giúp trẻ phân loại các sinh vật sống, bạn hãy cùng trẻ đi dạo và tìm kiếm côn trùng. Bạn có thể nói cho trẻ biết tên của các loại bọ như: bọ rùa, nhện, kiến, bọ cánh cứng, ruồi, sau đó hỏi trẻ chúng giống và khác nhau như thế nào. 

Giới thiệu khái niệm cơ bản
Bạn có thể giới thiệu cho trẻ các khái niệm cơ bản về địa lý và khoa học. Nguồn ảnh: Live Laugh Teach First Grade 

3.4. Giới thiệu lịch sử từ thì hiện tại là cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Việc giới thiệu về lịch sử cho trẻ cũng là cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Chương trình học ở mỗi khu vực có thể khác nhau. Và dù chương trình đó có bao gồm môn học lịch sử hay không, thì bạn vẫn có thể bắt đầu cho trẻ làm quen khái niệm quá khứ và các sự kiện lịch sử ngay lúc này.

Bạn có thể giới thiệu khái niệm bằng cách giúp con hiểu làm thế nào con có mặt ở thời điểm này. Cũng như bạn hãy giới thiệu về lịch sử gia đình, đặc biệt là câu chuyện của những thành viên mà trẻ biết. Bên cạnh đó, bạn nhờ mọi người chia sẻ câu chuyện cuộc đời của mình cho trẻ nghe.

Sau đó, để giúp trẻ mở rộng khái niệm, bạn hãy đọc về các nhân vật và sự kiện lịch sử giúp hình thành thế giới. Cô/ cậu học sinh lớp 1 tương lai của bạn có thể chưa hiểu ngay về khái niệm “ngày xưa”, “trước đây”,…nhưng chẳng bao lâu nữa, con sẽ bắt đầu hiểu các khái niệm và sự kiện lịch sử. 

Tháp
Việc giới thiệu về lịch sử cho trẻ cũng là cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Ảnh Pixabay 

Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 không chỉ bao gồm các bài học về kiến thức. Tuy nhiên, đây là những khái niệm mới mẻ mà trẻ cần có thời gian để làm quen và không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với nó khi bước chân đến lớp. Bạn hãy giúp con hình thành những khái niệm này bằng các sự vật, sự việc quen thuộc xung quanh để con tiếp thu một cách dễ dàng hơn nhé.

Theo Baby Center

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI