7 bước dẫn dắt con bước vào thế giới toán học

Để trẻ 3-6 tuổi bắt đầu làm quen với toán học và dần yêu thích, học giỏi môn học tưởng chừng khô khan này, các mẹ đừng bỏ qua những mẹo hay dưới đây nhé!

banner ads

6019-7-buoc-dan-dat-con-vao-the-gioi-toan-hoc.jpg

Giúp con yêu thích toán học, khó mà không khó

1. Dạy con tập đếm

Trẻ sẽ làm quen với các con số qua cách mẹ dạy tập đếm cho bé mỗi ngày. Mẹ dạy bé xuôi rồi đếm ngược để bé có thể thuộc lòng các con số từ 1 đến 10. Khi bé đã thuộc, mẹ nâng dần lên đến hàng chục. Với bước tiếp cận đầu tiên này, mẹ chỉ cần yêu cầu bé học thuộc lòng chưa cần bé hiểu từng con số. Mẹ có thể vận dụng điều này khi chơi cùng với trẻ, chỉ cho trẻ cách đếm các đồ chơi, những vật dụng trong gia đình. Bé sẽ quen dần tên và chuỗi các con số.

2. Cho con thấy toán học gần gũi

Khi bé đã thuộc các con số, mẹ tiếp tục chỉ cho bé những con số gắn liền với cuộc sống như thế nào. Nên gắn những con số với những điều thu hút để bé cảm thấy thú vị với viêc học toán, như đếm đồ chơi, bánh kẹo, con vật... Mẹ nên chơi trò đố bé để bé trả lời, giúp trẻ khơi gợi khả năng phản xạ của trẻ đối với toán học. Đây là một trong những cách đơn giản để trẻ nhận ra toán học được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và tạo sự hứng thú trong việc học toán của bé.

6020-cho-con-thay-toan-hoc-gan-gui.jpg

Chỉ cho bé những mối liên kết giữa toán học với cuộc sống

3. Giúp trẻ học cộng trừ nhân chia đơn giản

Điều tiếp theo mẹ nên dạy bé về phép cộng trừ, nhân chia những con số đơn giản bằng cách mẹ con nên chơi trò đố nhau trong lúc ăn cơm, uống sữa hay đi chơi cùng con. Cha mẹ nên linh hoạt những tình huống để dạy con, nên nhớ dạy toán cho bé càng đưa ra những ví dụ cụ thể, gần gũi với bé thì càng tốt.

Ví dụ mẹ có thể đố bé, một bữa bé ăn 2 chén cơm thì 1 ngày bé dùng hết bao nhiêu chén cơm chẳng hạn. Hay bé có 5 chiếc kẹo, bé cho bạn 2 chiếc, vậy bé còn lại bao nhiêu chiếc kẹo? Bằng những ví dụ chân thực, bé sẽ rất hứng thú với những giờ học toán với bố mẹ lắm đấy.

4. Dạy trẻ so sánh

Bạn có thiết lập tư duy so sánh cho bé, bằng cách đưa ra các đồ vật để con so sánh, cái nào lớn hơn, cái nào bé hơn, cái nào cao hơn, cái nào thấp hơn… Ở những bé ở lứa tuổi này, bạn nên đưa ra các đồ vật có sự chênh lệch, khác biệt một cách rõ ràng để bé dễ nhận biết nhất. Khi bé đã biết so sánh, mẹ tiếp tục đưa ra nhiều đồ vật hơn để trẻ sắp xếp theo thứ tự các đồ vật theo tính chất tăng dần hay giảm dần.

5. Giúp con học tính trật tự

Mẹ dạy con tính trật tự của sự việc. Mẹ có thể đưa ra một ví dụ cụ thể gần gũi với bé. Như những công việc một ngày của bé như thế nào, bé thức dậy, sau đó đến đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, mặc đồ đến trường… Điều này cũng giống như con giải một bài toán vậy, con phải làm bước a, xong thì mới đến bước b, và cuối cùng là bước c. Thông qua những câu chuyện thật gần gũi, những clip vui nhộn, mẹ từ từ giải thích và bé sẽ hiểu ra tính trật tự trong toán học là như thế nào.

6. Tập cho con tư duy logic

Dạy bé biết tư duy logic từ những điều nhỏ nhất, cha mẹ chính là người khơi gợi, biết đặt ra những câu hỏi giúp bé phát triển tư duy này. Ví dụ mẹ có thể hỏi bé nhà mình có 4 người thì cần bao nhiêu cái bát để ăn cơm. Con gà có mấy chân? Con gà có cánh không? Con gà mái kêu sao? Con gà trống kêu sao? Con gà có biết bay không? Có vô vàn câu hỏi mà bạn có thể đặt ra để thiết lập tính logic ở trẻ.

7. Dạy con cách ước tính, đo lường

6021-day-con-cach-uoc-tinh-do-luong.jpg

Dạy con ước tính, đo lường sẽ giúp con phát triển tư duy

Đây là bước tính cực kỳ khó đối với trẻ, nhưng mẹ cũng nên áp dụng để kích thích khả năng phán đoán của trẻ. Ban đầu bé sẽ tỏ ra lúng túng nhưng mẹ nên động viên bé với các dạng toán “nâng cao” này. Vì đây chỉ là phán đoán nên không có sự chê trách mà chỉ là khuyến khích trẻ tư duy mà thôi. Dần dần, khả năng phán đoán của trẻ cũng sẽ tốt hơn. Mẹ cũng nên hướng dẫn con làm quen với các cách thức đo lường với 1 cây thước kẻ hoặc một chiếc cốc có đánh dấu thể tích nước để bé học cách đo lường ước tính.

Yeutre.vn

Đâu là thời điểm thích hợp cho bé bắt đầu học toán?

Toán học giúp não bộ trẻ vận động tạo sự liên kết giữa các nơron thần kinh, làm việc hiệu quả hơn. Cho trẻ sớm làm quen với các con số, phép tính đơn giản sẽ hình thành thói quen cho bộ não trẻ quan sát, phân tích logic hiệu quả. Do vậy, theo các chuyên gia, sẽ không bao giờ là sớm để cho trẻ tiếp xúc với toán học.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI