1. Cúng vía Thần Tài Thổ Địa vào vào thời điểm nào trong năm?
Thần Tài, Thổ Địa được biết đến là những ông vị thần với ý nghĩa mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho mỗi gia đình. Nếu như ông Thần Tài tượng trưng cho những điều may mắn, mua may bán đắt, hút lộc vào nhà thì ông Thổ Địa chính là người sẽ giúp bảo vệ gia chủ khỏi những điều xui rủi, kém may mắn. Thế nên, nếu để ý sẽ thấy mỗi nhà sẽ có khu vực thờ hai ông Thần Tài, Thổ Địa ngay vị trí đẹp nhất trong nhà.
Để có thể mang đến những điều tốt đẹp nhất, nhiều người đều cẩn trọng trong việc chọn ngày để cúng vía Thần Tài. Theo các chuyên gia phong thủy, thời điểm tốt nhất để cúng vía Thần Tài chính là mồng 10 tháng Giêng Âm Lịch hằng năm và nên cúng vào buổi sáng giờ Thìn (từ 7-9 giờ). Bên cạnh đó, mọi người có thể cúng vía Thần Tài Thổ Đại vào ngày rằm, mồng một hay cúng hằng ngày vẫn được. Tuy nhiên, cách cúng vía Thần Tài cũng khác nhau.
Bạn cần lưu ý, cả hai ông Thần Tài, Thổ Địa đều rất thích sạch sẽ. Vậy nên, trước khi cúng nên dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm mới mong hai ông phù hộ cho.
2. Cách cúng vía Thần Tài vào mồng 10 tháng Giêng
Thần Tài, Thổ Địa là những vị thần, ông thần có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Theo quan niệm của ngày xưa, cúng ông Thần Tài càng chỉnh chu, đầy đủ thì tài lộc càng nhiều, may mắn càng nhiều. Xuất phát từ ý niệm này, ngày nay việc cúng vía Thần Tài cũng được thực hiện rất bài bản, trang trọng.
2.2. Cách cúng vía Thần Tài Thổ Địa gồm những gì?
Theo phong tục truyền thống thì lễ vật cúng Thần Tài, Thổ Địa gồm những thứ sau đây:
- Đèn cầy
- Hương
- 3 cốc nước
- 3 cốc rượu
- Gạo tẻ
- Muối hột
- Tiền vàng mã
- Hoa tươi (Hoa cúc, hoa đồng tiền)
- Bộ tam sên gồm thịt heo, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm
- Tiền lẻ
- 1 đĩa trầu cau (1 cau, 1 trầu)
- Xôi đậu xanh
Ngoài ra, với những gia đình có điều kiện thường sắm thêm cả cá lóc nướng hoặc bánh hỏi heo quay. Cách cúng vía Thần Tài không quy định không cần phải đầy đủ heo quay, cá lóc nhưng nó sẽ giúp cho mọi thứ trở nên long trọng và trọn vẹn hơn.
2.2. Cách cúng vía Thần Tài - bày lễ vật như thế nào?
Sau khi đã chuẩn bị xong hết tất tần tật đồ cúng thì việc tiếp theo đó chính là phải biết cách bày trí đồ cúng sao cho đúng, không phạm.
Đầu tiên, đặt hũ gạo, muối cùng với nước vào giữa ông Tài - ông Địa, đó chính là thực phẩm thiết yếu nên vị trí đặt cũng phải thật trang nghiêm. Tiếp theo, với hoa quả thì nên đặt hoa ở bên tay phải của bàn thờ, đĩa quả thì để bên tay trái sao cho hướng nhìn từ ngoài vào thấy đẹp mắt. Hoa phải cắm vào lọ, để ngay bên cạnh bàn thờ.
Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, bạn mặc quần áo chỉnh chu, cầm quyển có bài văn khấn Thần Tài và đọc thầm. Trong khi cúng, lưu ý không được cười đùa, giỡn hớt hay làm ồn xung quanh.
Sau khi đọc xong bài cúng, đợi cho nhang cháy hết rồi thì dọn đồ cúng. Gạo và muối đem giữ lại, rượu cùng với nước thì đem tưới xung quanh nhà. Bánh kẹo, trái cây thì một nửa để ăn cho lấy lộc, một nửa đem phát. Riêng vàng mã đem ra cổng đốt cho cháy hết, để xua đuổi những xui rủi, kém may mắn.
3. Cách cúng Thần Tài hằng ngày rước lộc vào nhà
So với cách cúng vía Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng thì cúng vía hằng ngày đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần thường xuyên lau chùi, thay nước mỗi ngày và để cho hoa luôn tươi. Bạn có thể cúng thêm trái cây, bánh kẹo, bia hoặc nước ngọt luân phiên thay đổi. Đặc biệt, mỗi sáng nên thắp nhang để cầu tài lộc, may mắn vào nhà.
4. Cách cúng vía Thần Tài và những lưu ý cần phải biết rõ
Dù chưa có một tài liệu nào cho thấy rằng việc cúng vía ông Thần Tài sẽ mang lại sự may mắn, tiền tài nhưng từ xưa đến nay, nó vẫn luôn nằm trong tâm thức của mỗi người Việt. Theo đó, mỗi gia đình luôn có sự xuất hiện của 5 ông Thần Tài và 5 ông Thổ Địa, họ là những vị thần mang ý nghĩa như sự sung túc, đủ đầy, may mắn. Chính vì điều này, người Việt chúng ta luôn chú trọng đến cách cúng vía Thần Tài sao cho càng đầy đủ càng tốt.
- Tượng ông Thần Tài, Thổ Địa phải là tượng mặt cười, không bị nứt, vỡ. Thường xuyên phải giữ bàn thờ sạch sẽ, lau bụi bẩn để ông Tài, ông Địa mang đến nhiều sự may mắn hơn cho bạn. Vải lau tượng phải giặt sạch, phơi khô và không dùng cho việc khác tránh phạm đến Thần Tài, Thổ Địa.
- Mỗi ngày đều phải thắp nhang, buổi sáng từ 6-7 sáng, buổi chiều từ 6-7 giờ tối. Khi đốt nhang, cần thay nước cả trong lọ hoa. Nếu hoa héo, cần phải thay ngay một lọ hoa tươi, điều này không chỉ mang lại sức sống cho không gian nhà mà còn hút lộc rất hiệu quả. Hoa cúng phải là hoa tươi , có nụ, có hương thơm và màu sắc tươi sáng. Không nên dùng quả nhựa, nên mua hoa tươi, ví dụ như cam, quýt, bưởi, chuối,v.v…
Trên đây là các thông tin về cách cúng vía Thần Tài mà mọi người đều luôn quan tâm. Một mâm lễ vật đầy đủ, đẹp mắt thể hiện cho lòng thành của gia chủ, cầu mong mọi sự tốt đẹp cho gia đình. Hy vọng, với những hướng dẫn và những lưu ý về mâm cúng Thần Tài mà Chuyên mục Chăm sóc nhà cửa của Yeutre.vn đã chia sẻ sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong cuộc sống, cũng như kinh doanh.
Nguyễn Diên