Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ cần bỏ túi ngay

banner ads
Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hay
Táo bón là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

1. Tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh luôn là vấn đề bố mẹ thường xuyên gặp phải khi con trẻ ở giai đoạn sơ sinh, thậm chí đến khi qua giai đoạn này. Bởi, táo bón rất dễ xảy ra và sẽ khó điều trị dứt điểm nếu không nắm rõ hay trị đúng cách, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu chất dinh dưỡng, phát triển của trẻ.

1.1. Táo bón là gì?

  • Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng đi đại tiện khó khăn, chạm chạp, mất nhiều thời gian công sức để đưa phân ra khỏi cơ thể và số lần đi đại tiện có khoảng cách dài hơn cơ chế bình thường. Biểu hiện này báo hiệu hệ tiêu hóa đang có vấn đề về thiếu chất xơ trong chế độ ăn, thiếu nước...
  • Đối với các bé có hệ tiêu hóa ổn định tuần suất đi tiêu khoảng 3 ngày 1 lần, phân dẻo, mềm và đi dễ ra. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiêu chậm khoảng 5-10 ngày mới đi một lần, bé phải rặn khó khăn, phân cứng, có màu đen hoặc có máu sẽ rất đáng lo và nếu nghiêm trọng phải đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
  • Tuy nhiên, dựa vào số lần đi tiêu của trẻ theo thời gian để xác định bé có bị táo bón cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi, đối với một số trường hợp thời gian bé đi tiêu lâu hơn bình thường một chút khoảng 4-5 ngày một lần, nhưng phân mềm xốp, dễ ra thì bố mẹ cũng chưa cần phải lo lắng quá.
Em bé sơ sinh bị bón
Táo bón khó trị dứt điểm, thường có khả năng tái phát cao. Ảnh: Internet

1.2. Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ

1.2.1. Ăn thức ăn đặc

Táo bón xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi mẹ đột ngột cho con ăn thức ăn đặc. Ở thời điểm ăn dặm, các món ăn dành cho con như bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc, bột sữa...thông thường sẽ thiếu chất xơ nhưng nếu con ăn dặm sớm hay không có các giai đoạn chuyển tiếp tập làm quen thức ăn, sẽ rất dễ bị táo bón. Do đó, mẹ không nên cho con ăn những món ăn này quá sớm để tránh con bị táo bón nhé. Đồng thời, táo bón cũng hay xảy ra ở giai đoạn mẹ cai sữa cho bé làm bé mất nguồn cung cấp nước từ sữa.

1.2.2. Bé bị thiếu nước

Thiếu nước hay mất nước sẽ làm cơ thể bé chủ động hấp thụ nước từ các nguồn khác, có thể từ đồ uống, thức ăn hoặc cả từ phân trong đường ruột của trẻ. Vô tình điều đó làm cho phân của bé thiếu độ ẩm, khô lại và cứng hơn làm bé khó đi tiêu và táo bón.

1.2.3. Trẻ uống sữa công thức

Trong sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng điều hòa protein và chất béo, nước, chất xơ,...có tác dụng giúp phân của bé luôn mền, dẻo dù bé không đi tiêu trong 1-2 ngày. Do đó, trẻ bú sữa mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ bị táo bón. Còn đối với một số bé đang uống sữa công thức khả năng bị táo bón sẽ cao hơn bình thường. Vì nhiều protein trong sữa công thức khác nhau chưa phù hợp, nên trẻ sơ sinh uống sữa công thức nhiều sẽ đi ngoài có phân cứng và xanh.

Táo bón do uống sữa công thức
Sữa công thức là một trong những nguyên nhân gây táo bón cao. Ảnh: Internet

1.2.4. Trẻ bị thiếu chất xơ

Thiếu chất xơ là "thủ phạm" tiêu biểu gây ra chứng táo bón khó chịu cho bé. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bé ít chịu ăn trái cây và rau mà đây lại là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào nên dẫn đến tình trạng táo bón. Do đó, để khắc phục mẹ bỉm nên cố gắng đưa rau và trái cây vào thực đơn tập cho con thói quen tốt này.

1.2.5. Thức ăn của mẹ

Ở giai đoạn cho con bú, thức ăn mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa đi vào cơ thể con. Do đó, khi mẹ ăn đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, gừng,...nó sẽ gián tiếp vào cơ thể con khi bú gây ra tình trạng táo bón.

1.2.6. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ sử dụng nhiều dầu ăn, đồ chiên vào khẩu phần ăn của bé sẽ rất dễ gây ra tắc nghẽn cho tiêu hóa dẫn đến táo bón.

1.2.7. Khi cho bé ngồi lâu

Khi ngồi quá lâu, thiếu vận động làm cơ ruột của bé hoạt động chậm sẽ gây táo bón.

Táo bón ở trẻ nhỏ
Ngồi lâu, thiếu vận động sẽ gây táo bón cho bé. Ảnh: Internet

1.2.8. Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sử dụng khi trẻ bị bệnh cảm, ho. Nó sẽ giúp diệt đi vi khuẩn có hại trong đường ruột nhưng song song nó sẽ "dọn sạch" vi khuẩn có lợi, làm cho bé bị loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón.

1.2.9. Trẻ bị bệnh hoặc do các vấn đề sức khỏe khác

  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: là phân đoạn ruột già bị thiếu tế bào hạch, làm cho ruột già không nhận được tính hiệu điều khiển từ não bộ để vận hành đúng quy trình. Điều này làm bé bị bệnh chậm quá trình phát triển trọng lượng cơ thể so với các bé bằng tuổi, gây ra triệu chứng không tiêu, nôn mửa kèm theo phân có kích thước nhỏ hơn bình thường.
  • Bệnh đái tháo đường: Đây là bệnh hiếm gặp, nhưng là nguyên nhân gây táo bón nếu trẻ mắc bệnh.
  • Bệnh cường giáp: Bệnh này sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các cơ ruột gây táo bón.
  • Bệnh liên quan đến dây thần kinh: Khi bé mắc các bệnh chậm phát triển tâm thần, bại não hay cột sống sẽ làm giảm đi sư vận động của bé. Đồng thời, bệnh sẽ tạo ra sự bất thường của hoạt động đường ruột hay gây nên những rối loạn hoạt động của đường ruột.
Trẻ táo bón do mắc bệnh
Một số bệnh lý khác có thể gây táo bón cho bé. Ảnh: Internet

1.3. Ảnh hưởng của táo bón

  • Trẻ bị táo bón không quá nguy hiểm, nhưng là bệnh khó trị và có tỉ lệ tái phát khá cao không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé.
  • Đầu tiên, táo bón sẽ gây cho bé sự khó chịu, chướng bụng, nổi cáu quấy khóc, nôn mửa, ngủ không sâu giấc. Đồng thời, các độc tố trong phân không được đưa ra ngoài sẽ đi ngược vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây nên các bệnh khác.
  • Trẻ bị táo bón sẽ kéo theo biếng ăn, kém hấp thụ chất dinh dưỡng, nhẹ cân hơn so với các bé cùng độ tuổi.
  • Khi táo bón lượng phân tích tụ trong đại tràng bé sẽ ngày càng nhiều, gây nên tình trạng đại tràng phình to. Phân không được tống ra ngoài sẽ to, khô cứng khiến trẻ rặn đau đớn nhiều lần lặp lại sẽ làm nứt kẽ hậu môn dễ gây nên bệnh trĩ.
Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Táo bón có thể gây biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ. Ảnh: Internet

2. Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Mang thai, sinh con người mẹ phải chịu biết bao nhiêu vất vả, thậm chí chấp nhận nguy hiểm đến tính mạng để được có con trong cuộc đời. Mặc dù nói táo bón là một trong các bệnh thường gặp , nhưng bố mẹ nhấp nhỏm, lo lắng làm sao để con được nhanh chóng khỏe mạnh. Hiểu được điều đó, dưới đây Yeutre.vn sẽ tổng hợp tất tần tật những cách giúp con xua tan nỗi lo táo bón:

2.1. Nếu trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

2.1.1 Mẹ nên đổi khẩu phần ăn

Đối với những mẹ bỉm đang trong giai đoạn cho con bú, nên đặc biệt lưu ý về thực đơn ăn uống của mình. Để tránh táo bón cho trẻ, mẹ không nên ăn các loại thức ăn quá cay nóng, chiên xào quá nhiều dầu mỡ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa đưa vào cơ thể bé. Thay vào đó mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa tươi, uống nhiều nước để hạn chế táo bón cho con.

2.1.2. Cho bé tắm nước ấm

Tắm bằng nước ấm là một trong những phương pháp hiệu quả để trị táo bón. Vì khi táo bón, đầy hơi sẽ tạo ra sự căng cơ làm cho biểu hiện táo bón càng thêm nghiêm trọng. Việc ngâm mình trong nước ấm giúp trẻ có cảm giác thư giãn, thoải mái. Mẹ có thể kết hợp xoa nhẹ nhàng vùng bụng cho bé dễ chịu hơn, giúp giảm cơn đau và kích thích hoạt động của cơ ruột. đồng thời, mẹ có thể bỏ một túi trà cúc La Mã vào thau nước tắm, hương thơm sẹ nhẹ dịu sẽ càng giúp bé dễ chịu hơn.

Tắm cho bé bằng nước ấm
Nước ấm giúp bé thoải mái, giảm đau. Ảnh: Internet

2.1.3. Thực hiện động tác đạp chân

Động tác đạp chân cũng là cách an toàn được nhiều mẹ bỉm sử dụng khi trẻ sơ sinh bị táo bón. Đặt bé nằm ngửa trong phòng ấm, cởi quần áo bé ra khỏi người và dùng tấm vải luồn vào hai chân để che hậu môn lại. Lưu ý, không bận tã cho bé.

Lấy tay cầm hai chân của bé, nhẹ nhàng đưa đầu gối của trẻ về phí vai phải. Khi đầu gối bé đã ở độ cao vừa phải, mẹ hãy nâng chân bé đưa về phía mẹ sao cho chân bé duỗi thẳng ra. Khi chân phải duỗi, thì mẹ tiếp tục kéo đầu gối trái của bé về phía vai trái của mẹ. Khi mẹ làm đúng thế, chân bé sẽ chuyển động như khi ta đạp chiếc xe đạp bình thường.

Đây là động tác khởi động nhẹ nhàng kích thích quá trình loại bỏ chất thải tự nhiên, nên khi bạn thực hiện động tác vùng mông bé sẽ hơi cao lên nghiêng sang trái, nghiêng sang phải nhịp nhàng. Phương pháp này mẹ nên áp dụng sau khi bé ăn khoảng 30 phút và thực hiện trong khoảng 10-15 phút để có hiệu quả cao.

Động tác đạp chân
Đạp chân là động tác khởi động nhẹ nhàng, kích thích quá trình loại bỏ chất thải tự nhiên. Ảnh: Internet

2.1.4. Massage bụng cho bé

khi đặt con nằm xuống, mẹ có thể sử dụng 3 ngón tay chúm lại để lên bụng bé, chậm rãi xoa đều theo chiều kim đồng hồ, xoa từ từ và nhịp nhàng. Mẹ hãy nhớ xoa nhiều ở vùng cách rốn khoảng 5cm, nhất là phía bên sườn trái thuộc vùng đại tràng của bé. Tác dụng của cách massage bụng bé nhằm tạo ra tác động kích thích phần đại tràng co bóp, chất thải được tống ra ngoài dễ dàng. Phần lớn, khi xoa khoảng 10-15 phút bé sẽ đi tiêu được nếu chất thải không quá đặc và khô cứng. Đây là các đơn giản, mẹ có thể đa dạng cách massage cải thiện hiệu quả táo bón để con phát triển một cách khỏe mạnh.

2.2. Nếu bé uống sữa ngoài và ăn dặm

2.2.1. Cho bé uống thêm nước

Ngoài việc cung cấp nguồn nước từ sữa, mẹ nên cung cấp đủ nước cho bé đặc biệt là lúc thời tiết oi bức, khô hạn hoặc bé hiếu động hay chạy nhảy đổ nhiều mồ hôi. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp phân nở và mềm giúp con tránh xa được táo bón.

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng bổ sung nước
Việc cung cấp đủ nước sẽ làm phân nở và mềm giúp con hết táo bón. Ảnh: Internet

2.2.2. Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn

Mẹ cần thay đổi và bổ sung đa dạng thêm các loại rau củ quả vào thực đơn ăn dặm của con. Một số loại rau có tính nhuận tràng, cung cấp chất xơ như như táo, mận, lê, rau lang, mồng tơi, rau diếp xoăn,...Điều này vừa giúp trẻ hết táo bón vừa tâp thói quen ăn rau đa dạng thức ăn để trẻ không ngán. Ngoài ra, mẹ có thể xoay quả làm sinh tố, nước ép để trẻ dễ tiếp thu và bổ sung thêm nước.

Lưu ý, mẹ chỉ nên cho bé lớn hơn 4 tháng tuổi uống nước trái cây và nhớ không bỏ đường vào. Mẹ nên pha với với lượng khoảng 30-50ml nước trái cây theo tỉ lệ 1:1. Sau đó theo dõi phản ứng của bé mà điều chỉnh cho phù hợp.

2.2.3. Thức ăn cho bé

Khi mẹ tập cho bé ăn thức ăn đặc, hãy tìm hiểu kỹ về đặc tính của từng loại thức ăn để tránh gây táo bón cho con. Hãy cho bé ăn thử cháo đậu, mận, lê nạo hoặc xay nhuyễn...hạn chế ăn một số loại thức ăn gây ra táo bón như cà rốt, chuối,...

2.2.4. Thay đổi sữa công thức bé dùng

Uống sữa công thức chưa phù hợp gây ra táo bón là tình trạng thường xuyên gặp phải ở trẻ sơ sinh. Do đó, khi con bị táo bón mẹ nên kiểm tra lại sữa công thức đổi sữa cho con. Tuy nhiên, nếu mẹ còn băn khoăn chưa biết tìm loại sữa phù hợp thì có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.

Cho trẻ uống sữa khác
Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, để có công thức sữa an toàn cho con. Ảnh: Internet

2.2.5. Cho bé uống ít trà bạc hà pha loãng

Đây là một trong những cách đơn giản hỗ trợ giúp bé xua tan táo bón. Mẹ hãy đổ nước ấm vào ly, lấy túi trà bạc hà nhúng vào nước khoảng 5 lần. Sau đó cho nước vào bình khoảng 30ml đút trẻ uống sau khi ăn. Thành phần bạc hà trong trà sẽ giúp làm dịu dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng trà cúc La Mã nếu không có trà bạc hà, vì cúc La Mã có công dụng làm dịu các mô và hệ thần kinh. Đặc biệt, phương pháp này sẽ bổ sung thêm nước một cách tự niên mà nước ấm lại càng kích thích khả năng đi ngoài tốt hơn rất nhiều.

2.2.6. Cho trẻ uống nước ép táo

Đây là một trong những cách hiệu quả được các bác sỹ nhi khoa khuyên mẹ nên áp dụng. Nước ép táo có khả năng làm giảm táo bón ở trẻ sơ sinh vì lượng chất lỏng, pectin, đường trong táo có công dụng nhuận trường nhẹ đối với hệ tiêu hóa của bé. Mẹ hãy pha 30-60ml nước táo cho bé uống 1 ngày để kích thích làm mềm phân bé.

Tuy nhiên, khi dùng nước ép táo trị táo bón, mẹ nên để ý liều lượng chỉ nên cho uống khoảng 1-2 lần/ngày, không nên cho con uống quá nhiều vì lượng đường trong táo có thể gây đầy bụng, giảm bú sữa. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm về  nước ép táo cho trẻ sơ sinh bị táo bón và đôi điều liên quan mẹ nên biết để có nhiều thông tin, giúp con dứt điểm táo bón an toàn, hiệu quả nhé.

Nước ép táo
Nước ép táo có tác dụng nhuận trường nhẹ. Ảnh: Internet

2.2.7. Đưa con đi khám

Sau khi áp dụng tất cả các cách trên mà tình trạng táo bón của con vẫn "dậm chân tại chỗ", không có tiến triển mẹ hãy thử thuốc nhét theo chỉ dẫn của nhà thuốc để kích thích cho bé đi ngoài. Tuy nhiên, cách an toàn nhất bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ, để được thăm khám, chữa trị tốt nhất.

Nghiêm trọng hơn, nếu trẻ chẳng may rơi vào một số trường hợp, bệnh lý hiếm gặp gây táo bón như cường giáp, xơ nang, phì đại tràng bẩm sinh...Gia đình nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu phát hiện trẻ đi phân có máu, để trẻ được chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Đưa bé đến bác sĩ
Trường hợp táo bón nghiêm trọng hãy đưa trẻ đến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Ảnh: Internet

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh trên đây đã được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng và thành công. Hy vọng bài viết sẽ giúp bố mẹ tiếp nhận thêm thông tin bổ ích và tìm ra phương pháp phù hợp, giúp con vượt qua được những cơn "ác mộng" táo bón, để bé mau ăn chóng lớn cả nhà cùng vui.

Ngọc Hân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI