1. Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Chứng táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị táo bón nếu trẻ đi đại tiện dưới 2 lần/ ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/ tuần với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần/ tuần đối với trẻ lớn. Táo bón có dấu hiệu là phân khô và rắn hơn bình thường khiến việc đi tiêu của trẻ gặp khó khăn và trẻ bị đau rát và chảy máu khi đi tiêu. Nếu phân bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể khiến trẻ bị đau vùng bụng và bỏ ăn. Tùy vào độ tuổi và chế độ ăn mà có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng táo bón ở trẻ như:
- Bé không được bú mẹ đầy đủ
Trong sữa mẹ có chứa hormone Motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn. Vì vậy việc đi tiêu của trẻ sơ sinh là khá dễ dàng vì sữa mẹ cũng dễ tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Vì sữa mẹ nhiều chất dinh dưỡng và thành phần chất xơ hòa tan hỗ trợ tốt cho đường ruột của bé.
Nhiều mẹ còn cho rằng do sữa mình quá nóng nên dẫn tới hiện tượng trên của con. Nhưng thực tế thì do chính cách cho con bú không đúng của mẹ đã khiến trẻ bị táo. Mẹ nên cho con bú đủ lượng sữa bé cần.
- Trẻ sơ sinh bị thiếu nước
Trẻ có thể bị táo bón do thiếu nước đấy mẹ à. Cơ thể của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của thời tiết hoặc chịu ảnh hưởng của tác động phụ do thuốc kháng sinh. Ngoài ra chế độ ăn của trẻ hoặc của người mẹ ít nước, quá nhiều chất đạm, ít chất xơ và quả chín hay sữa uống quá đặc có thể khiến trẻ bị táo tón, thậm chí nếu người mẹ bị táo cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón hơn. Trẻ dùng sữa ngoài thường có khả năng bị táo bón cao hơn do sữa ngoài khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.
- Trẻ bị tổn thương thực thể đường tiêu hóa
Hiện tượng tổn thương thực thể đường tiêu hóa chỉ chiếm khoảng 5% nguyên nhân gây táo bón, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến trẻ. Ngoài ra các dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) sẽ khiến trẻ bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh ra.
Khi bị táo bón, trẻ thường cảm thấy đau khi đi tiêu, hậu môn bị nứt hoặc co thắt khiến trẻ ngại đi tiêu từ trong tiềm thức, làm cho chất thải bị giữ lại lâu hơn trong ruột. Cơ thể bé sẽ hấp thụ nước lại từ phân làm cho phân thêm rắn và tình trạng táo bón của bé nặng thêm.
Để giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, các mẹ nên áp dụng các cách massage cho bé để giúp bé giảm đi sự khó chịu cũng như làm chứng táo bón có thể thuyên giảm bớt. Cùng điểm danh một vài cách maaasage cho trẻ bị táo bón ở mục tiếp theo nhé.
2. Cách massage cải thiện táo bón ở trẻ sơ sinh
Khi ba mẹ không biết trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao để giúp trẻ thì hãy nghĩ ngay đến việc massage giúp nhu động ruột trẻ hoạt động tốt hơn bằng những cách sau đây:
2.1 Massage kiểu chữ I LOVE U
Nghe tên kiểu massage cho bé có vẻ lại tai nhưng cách thực hiện lại khá đơn giản nên ba mẹ không cần lo lắng quá nhé.
Kiểu massage này gồm có ba bước:
- Bước 1: Ba mẹ dùng tay của mình đặt lên bên phải rốn của trẻ sau đó ba mẹ dùng tay vuốt dọc xuống phía bụng dưới tạo thành hình chữ I
- Bước 2: Tiếp theo ba mẹ để tay của mình trên rốn của trẻ và tiến hành vuốt bụng trẻ từ trái sang phải rồi tiếp tục kéo dọc xuống phía bụng dưới của trẻ để tạo thành chữ L viết tắt của chữ LOVE
- Bước 3: Ba mẹ để tay của mình lên bên trái rốn của trẻ rồi vuốt tay xuống phía bụng dưới tiếp theo dùng kéo sang bên phải và cuối cùng là vuốt ngược lên phía trên. Thao tác này ba mẹ thực hiền sao cho thành hình chữ U trên bụng của trẻ. Và chữ U này là viết tắt của từ YOU.
Như vậy, chỉ với 3 bước đơn giản ba mẹ đã có thể giúp trẻ sơ sinh cải thiện tình trạng táo bón rồi.
2.2 Massage bụng cho bé
Thao tác này khá đơn giản, đầu tiên ba mẹ dùng ngón tay trỏ và ngón giữa ấn nhẹ lên vùng gần rốn của trẻ. Tiếp theo ba mẹ vừa ấn nhẹ vừa xoay tròn xung quanh vùng rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Ba mẹ vừa ấn vừa xoay vòng tròn và nới rộng vòng tròn từ từ cho đến vùng hông của trẻ thì ba mẹ ngừng lại và tiếp tục bắt đầu lại từ vùng gần rốn trẻ.
Để đạt hiệu quả ba mẹ nên thực hiện động tác này từ 5-10 phút và thực hiện mỗi ngày cho đến khi tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh cải thiện.
2.3 Massage động tác đạp xe đạp
Ba mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường và dùng hai tay nắm lấy hai cổ chân của trẻ rồi đưa hai chân trẻ lên xuống thao tác giống như đang đạp xe đạp. Động tác đạp xe đạp tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt với trẻ sơ sinh bị táo bón.
3. Lưu ý khi thực hiện massage cho bé sơ sinh bị táo bón
Khi thực hiện việc massage để giúp trẻ sơ sinh cải thiện tình trạng bị táo bón thì ba mẹ nên lưu ý những việc sau:
- Thực hiện với lực ấn nhẹ nhàng vừa phải tránh quá mạnh tay sẽ gây đau đớn cho trẻ sơ sinh. Còn khi thao tác với lực quá nhẹ thì sẽ không có tác dụng.
- Ba mẹ nên kết hợp cùng lúc nhiều động tác với nhau để tăng hiệu quả khi thực hiện.
- Ba mẹ không nên thực hiện việc massage khi trẻ sơ sinh quá no, thời gian tốt nhất là từ 1 đến 2 tiếng sau khi ăn.
- Khi mát xa ba mẹ có thể cởi quần áo trẻ ra và massage trực tiếp trên người trẻ sơ sinh. Chú ý phòng phải kín và không có gió lùa.
- Ba mẹ có thể sử dụng dầu massage dành riêng cho trẻ sơ sinh để thao tác dễ dàng hơn và tránh việc khô rát cho da của trẻ.
Việc massage sẽ giúp trẻ dễ đi ngoài hơn , vì vậy ba mẹ nên kiên trì thực hiện mỗi ngày và vào cùng một khoảng thời gian trong ngày, để tập thói quen đi ngoài mỗi ngày cho trẻ giúp trẻ cải thiện tình hình táo bón ở trẻ sơ sinh.
Có thể nó bé sơ sinh bị táo bón là tình trạng rất thường gặp. Nếu mẹ kiên nhẫn massage cho bé đúng bài bản và tìm biết nguyên nhân để khắc phục đúng cách, chắc chắn bé sẽ rất mau hồi phục. . Yeutre.vn hy vọng, bài viết này sẽ trở thành buồn thông tin thật hữu ích mà ba mẹ có thể vận hành theo và thực hiện thành công, để bé mua khỏe, vui vẻ trởi lại.
Thanh Ngân tổng hợp