Tùy theo cơ địa của mỗi bé mà có bé sẽ rụng rốn sớm hoặc muộn, bình thường thì sau khoảng 7 tới 10 ngày, rốn bé khô lại và tự rụng đi, mẹ nên tắm rửa và vệ sinh cuống rốn sạch sẽ, khô thoáng, tránh bị viêm nhiễm.
Trẻ sơ sinh rụng rốn muộn, mẹ phải làm sao bây giờ?
Nếu thấy rốn của bé hơn tháng rồi mà vẫn chưa rụng, mẹ đừng quá lo lắng. Chỉ cần rốn bé không chảy dịch, chảy mũ, không sưng đỏ tấy thì không đáng ngại, mẹ chỉ cần tiến hành vệ sinh rốn của bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) và không băng rốn quá kén, để hở cho thoáng, quấn tã thấp dưới phần rốn thì tự khắc rốn sẽ khô, săn lại và tự rụng một cách tự nhiên.
Nhưng nếu mẹ bất thình lình phát hiện rốn bé có nhiều biểu hiện không bình thường và đáng nghi như chảy dịch, chảy máu, có mùi hôi, có mủ, da quanh rốn sưng đỏ… thì cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay tức khắc vì có thể đây là các triệu chứng bước đầu của tình trạng nhiễm trùng rốn, cực kì nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ nữa đấy.
Điểm qua các dấu hiệu nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh rụng rốn muộn, nếu thấy rốn của bé có những dấu hiệu dưới đây thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Nhận thấy rốn trẻ sơ sinh bị rỉ nước vàng
- Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôikhó chịu
- Có xuất hiện lẫn mủ ở rốn trẻ sơ sinh
- Chảy máu nhiều ở vùng rốn và rất khó cầm máu lại
- Da quanh rốn sưng nề và biến chứng tấy đỏ thấy rõ
- Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài không mong muốn
- Sau 3 tuần vẫn thấy rốn chưa có dấu hiệu khô và rụng rời.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng sao cho đúng?
Rốn sau khi rụng vẫn cần được chăm sóc tốt và giữ gìn một cách sạch sẽ, khô thoáng. Mẹ cần làm sạch đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn 1-2 lần và tiếp tục băng lại cho đến khi rốn bé liền sẹo (khoảng 1-2 tuần sau đó), cứ làm như vậy thường xuyên và đều đặn mỗi ngày. Mẹ nên gấp mép của tã xuống dưới bụng để rốn được thông thoáng, không để nước tiểu dính vào rốn. Và hoàn toàn bình thường nếu mẹ nhận thấy một chút máu dính trên tã sau khi cuống rốn bé đã rụng. Chú ý, không được dùng tay kéo cuống rốn của bé dù nó đã rụng gần hết, mẹ nhé.
Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi tắm
- Trước khi tiếp xúc với rốn trẻ sơ sinh, cần thiết nên rửa tay qua với cồn 90 độ để sát khuẩn, hoặc có thể dùng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.
- Để hạn chế tình trạng gạc còn dính sót lại, mẹ nên thực hiện tháo băng quấn rốn và gạc rốn một cách từ từ, nhẹ nhàng nhất có thể.
- Xem thử cả phần mặt cắt và xung quanh rốn có dấu hiệu sưng đỏ, dịch vàng hay có biểu hiện chảy máu không, đồng thời cũng kiểm tra xem thử rốn bé có mùi hôi gì không.
- Khi đã lau khô người bé, bạn dùng bông gạc hoặc tăm bông diệt khuẩn đem thấm nước chín và làm sạch nhẹ nhàng cả chân rốn lẫn cuống rốn. Tiếp tục thấm khô vùng rốn lần nữa. Bông gòn sau khi lau chùi quanh rốn bé có thể còn sót lại làm bẩn rốn, vậy nên mẹ hãy hết sức cẩn thận.
- Khi sát khuẩn vùng da xung quanh rốn, mẹ cần chỉ cần dùng loại cồn 70 độ để không gây hại da bé.
- Dùng gạc vô trùng đặt lên phần rốn và quấn băng rốn lại. Lưu ý băng rốn là loại vô trùng, mỏng, có độ co giãn tốt và có thể thoát hơi. Bạn cũng có thể không cần quấn băng rốn nhưng cẩn thận với kẹp rốn vì nó có thể vướng phải áo quần của trẻ.
- Khi mang bỉm cho bé, mẹ phải mặc ở phần dưới rốn vì có khi nước tiểu hay phân có thể vấy bẩn lên khiến rốn trẻ bị nhiễm trùng.
- Không tự ý rắc bất kỳ một chất nào lên rốn dù là các loại thuốc lá, thuốc kháng sinh, thuốc đỏ,…
- Mẹ không nên băng rốn quá chặt, kín, sẽ khiến vùng rốn khó thoát hơi, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, này nở phát triển.
- Mẹ không nên tự ý dùng tay sờ nắn khi rốn bé chỉ mới rụng một phần, tuyệt đối không được ngắt vì làm như vậy sẽ khiến cho rốn bị chảy máu, cứ để rốn rụng một cách tự nhiên là an toàn nhất.
- Mẹ nên tránh để rốn bé bị ướt khi tắm và cũng cần giữ cho rốn không bị va chạm vào bất cứ đồ vật nào khác
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ hãy nhớ tiêm chủng vắc xin ngừa uốn ván để hạn chế nguy cơ bé bị uốn ván rốn nhé.
Thông qua những kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh rụng rốn muộn vừa được chia sẻ ở trên, chắc hẳn các mẹ đã phần nào hiểu hơn về những kĩ năng, những hiểu biết sơ đẳng nhất về vùng rốn của trẻ sơ sinh. Cần nhớ rằng, mỗi bé đều có cơ địa khác nhau, có bé rụng rốn sớm và cũng có bé rụng muộn, mẹ đừng quá lo lắng bởi điều này không ảnh hưởng gì cả, quan trọng là mẹ cần phải biết cách giữ gìn vệ sinh thật cẩn thận cho rốn bé, tránh nhiễm trùng nhiễm khuẩn không mong muốn, khi tới một thời điểm rốn khô và săn lại, “đủ chin” là tự khắc sẽ rụng thôi mẹ à.
Yeutre.vn (Tổng hợp)