Cách chăm sóc trẻ sơ sinh toàn tập dành cho người mới lần đầu làm mẹ

banner ads

Khi đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể yên tâm bảo vệ sức khỏe con yêu một cách tốt nhất. Hãy cùng Yeutre.vn bước vào hành trình thiêng liêng và đầy ý nghĩa này nhé!

 chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ của bố mẹ
Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của bố mẹ - Ảnh Internet

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh giúp phát triển toàn diện

Để bé có thể phát triển khỏe mạnh, thông minh, bố mẹ phải đặc biệt lưu tâm đến từng “miếng ăn, giấc ngủ” cũng như những biểu hiện thay đổi từng ngày của con.

1.1 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh qua chế độ dinh dưỡng

  • Đối với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé là sữa mẹ. Vì thế, để đảm cho sức khỏe của con, mẹ cần phải ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm cần thiết. Mẹ không nên ăn những thức ăn cay, nóng, khó tiêu… vì như thế sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé.
  • Khi bé tròn 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm thêm bên cạnh sữa mẹ với nguyên tắc “từ ít đến nhiều”, “từ loãng đến đặc”, “từ ngọt sang mặn”…

1.2 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh qua chế độ nghỉ ngơi

  • Trẻ sơ sinh cần phải ngủ đủ giấc mới có thể phát triển khỏe mạnh. Vì thế, trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ phải chú ý đến giấc ngủ của con, tạo cho bé không gian yên tĩnh, môi trường thoáng mát, sạch sẽ… để bé ngủ ngon giấc.
  • Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ đúng tư thế (tuyệt đối không nằm sấp).
  • Không để bất cứ vật dụng gì có khả năng gây nguy hiểm gần bé trong khi bé đang ngủ: đồ sạc pin điện thoại, chén bát, ly thủy tinh, bình nước nóng, gấu bông lớn…
 trẻ sơ sinh cần ngủ đủ giấc mới phát triển khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ giấc để phát triển khỏe mạnh - Ảnh Internet

1.3 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh qua các hoạt động

  • Theo dõi con sát sao, bố mẹ sẽ thấy mỗi ngày trôi qua là một ngày con mình có sự thay đổi không ngờ. Bé không những có sự thay đổi về màu da, đường nét trên khuôn mặt, mái tóc, hay cân nặng… mà bé còn biết làm trò, biết khóc đòi bố mẹ bế, biết nhận mặt người quen… Vì thế, bố mẹ phải cẩn thận hơn trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh qua các hoạt động để kích thích sự phát triển não bộ của bé.
  • Bố mẹ hãy tập cho con cử động tay chân, chẳng hạn giơ tay chân lên khi nằm ngửa, dùng tay cầm nắm một số vật dụng, đồ chơi nhỏ… Đây là cách giúp trẻ trở nên hoạt bát, hiếu động hơn.

1.4 Một số lưu ý mẹ cần ghi nhớ trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh

  • Để đảm bảo an toàn cho bé, trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần tránh nhiều điều sau đây:

- Tuyệt đối không để bé một mình mà không có người chăm sóc.

- Không để ánh sáng mạnh chiếu vào mắt bé vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho mắt của con.

- Bố mẹ cũng không nên rung lắc nôi mạnh khi bé ngủ vì như thế dễ khiến não bé bị tổn thương, đặc biệt là đối với những bé dưới 2 tháng tuổi.

banner ads
  • Ngoài ra, nếu bé yêu nhà bạn có một trong những biểu hiện sau đây thì bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe:

- Cơ thể trẻ quá mềm hoặc quá cứng.

- Trẻ không thể dùng mắt dõi theo những vật di động trong tầm nhìn của mình.

- Không có phản ứng khi nghe những âm thanh lớn.

- Nghe giọng của bố mẹ mà không hề có biểu hiện phản xạ lại.

- Khi bế trẻ ở tư thế nằm ngửa, đầu của trẻ vẫn không thể ngóc lên được.

 đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay khi trẻ không phản ứng với những âm thanh lớn
Đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay khi trẻ không phản ứng với những âm thanh lớn - Ảnh Internet

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh

Do hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc cách bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp. Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị một số bệnh thường gặp như: nhiệt miệng, khô da, tiêu chảy, sổ mũi.

2.1 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

  • Cho bé uống nước mát: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiệt nhiệt bằng nước mát này vừa đơn giản mà hiệu quả lại cao. Bố mẹ hãy cho con uống một số loại nước mát như râu ngô, nước mía lau, nước đậu đỏ…, nhưng tốt nhất là không nên thêm đường vào cốc nước của bé
  • Cho bé ăn uống đủ chất: Thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Vì vậy, mẹ nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của bản thân để sữa mẹ không bị quá nóng đối với trẻ.

2.2 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

  • Tuyệt đối không sử dụng xà bông tắm để tránh tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
  • Mẹ cũng không nên tắm cho bé bằng nước quá nóng và chỉ nên dùng sữa tắm 100% thiên nhiên để chăm sóc cho bé.
  • Mẹ có thể dùng mật ong để trị da khô ngứa cho con bằng cách pha 1 cốc sữa với 2 thìa mật ong vào nước tắm ấm, rồi cho bé ngâm mình 15 phút.
 mẹ có thể dùng mật ong để hỗ trợ điều trị khô da cho bé
Mẹ có thể dùng mật ong để hỗ trợ điều trị khô da cho bé - Ảnh Internet

2.3 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

  • Khi bé nhà mình bị tiêu chảy, bố mẹ nên thực hiện theo cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau đây:

- Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.

- Bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống thêm nước lọc, uống oresol theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

- Mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.

  • Tuy nhiên, nếu trẻ có một trong những dấu hiệu nặng dưới đây thì phải lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

- Trẻ bị nôn và không thể ăn uống

- Phân trẻ có lẫn máu

- Trẻ bị sốt cao

- Trẻ xuất hiện một số dấu hiệu mất nước nặng như: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt.

2.4 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Bên cạnh việc xin ý kiến bác sĩ để điều trị sổ mũi cho bé, các bố mẹ có thể kết hợp sử dụng những mẹo nhỏ trị sổ mũi dưới đây để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh:

  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé
  • Kê cao đầu bé khi ngủ để nước mũi không chảy ngược vào trong
  • Xoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, ngực và lưng cho bé
  • Cho bé uống nhiều nước
  • Tắm bằng nước gừng ấm
 mẹ hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ khi trẻ bị sổ mũi
Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ khi trẻ bị sổ mũi - Ảnh Internet

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa

3.1 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

  • Vào mùa hè, thời tiết nóng bức khiến bé vô cùng khó chịu. Bố mẹ cần thực hiện cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây để giúp bé nhà mình cảm thấy thoải mái hơn:

- Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo ngay cho bé

- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi chất liệu vải mềm và thấm hút tốt

- Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất khi bé đổ mồ hôi

- Tắm cho bé 1 lần/ ngày

  • Bố mẹ cần tránh những điều sau:

- Không tắm bé quá nhiều lần trong ngày và một lần cũng không được tắm quá lâu 

- Không mặc quần áo cho bé ngay sau khi vừa tắm xong vì lúc này da bé chưa khô hẳn, rất dễ khiến bé bị hăm da.

- Không thoa phấn rôm khi da bé còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông, cản trở khả năng tiết mồ hôi.

3.2 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông

Thời tiết mùa đông thường rất lạnh, bé rất dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Vì vậy, bố mẹ phải biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho con yêu:

  • Dùng nước ấm, không quá nóng để tắm cho bé trong mùa đông
  • Mặc quần áo đủ ấm cho bé, tốt nhất là cho bé mặc khoảng 2-3 lớp áo nếu trời lạnh. Bằng cách này, bạn có thể thêm hoặc cởi bớt lớp áo khi cần thiết.
  • Tăng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh cho bé để phòng tránh cũng như ngăn chặn sự lây lan của các mầm bệnh
  • Không để bé tiếp xúc người bệnh, không đi đến những nơi đông người, dễ lây lan bệnh
  • Cho bé tiêm phòng đầy đủ theo lịch chủng ngừa để phòng chống một số bệnh nghiêm trọng.
 giữa ấm cho trẻ là một trong những chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông cực kỳ quan trọng
Vào mùa đông, việc giữ ấm cho trẻ là vô cùng quan trọng - Ảnh Internet

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của bố mẹ. Mỗi ngày con lớn lên với những thay đổi diệu kỳ là một ngày niềm vui của bố mẹ được nhân đôi. Không thể tránh khỏi những áp lực, những mệt mỏi nhất định trong quá trình chăm con nhỏ, nhưng nếu chuẩn bị cho mình đầy đủ những thông tin cần thiết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chắc chắn những tháng ngày bở ngỡ, khó khăn khi lần đầu đảm đương vai trò “ông bố bà mẹ” sẽ trôi qua một cách êm đềm với đầy ắp kỷ niệm thú vị.

Mỹ Tiên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI