Cách chăm sóc mai sau Tết nhanh phục sức, nở đúng dịp xuân sau

Cách chăm sóc mai sau Tết làm sao để mai hồi phục khỏe mạnh, cho hoa đúng thời điểm Tết năm sau đang là vấn đề được nhiều người yêu hoa quan tâm. Cũng giống như một thông lệ, dịp Tết nhiều gia đình thường đặt một chậu hoa mai vàng trang trí nhà cửa để tạo không khí náo nhiệt, vui tươi. Vì thế, cách chăm sóc cây mai sau Tết cũng sẽ vừa giúp sở hữu cây mai đẹp vừa làm thỏa mãn đam mê, giải trí cho những người có niềm yêu thích đặc biệt đối với cây cảnh. Thêm vào đó, chăm mai sau Tết đúng cách còn giúp cho chúng ta có một cây mai khỏe, để dịp xuân sau có thể bung bông đúng dịp. 

banner ads
Cách chăm sóc mai sau Tết dưới sapo
Cách chăm sóc mai sau Tết để mai khỏe mạnh, hồi sức nhanh đang là vấn đề được quan tâm phố biến. Ảnh: Internet

1. Xử lý cây mai sau khi sau chưng Tết như thế nào

Cách chăm sóc mai sau Tết đang là vấn đề được quan tâm phổ biến. Bởi trong những ngày Tết Nguyên Đán, thường chúng ta chỉ chưng, sau 3 ngày xuân, mai cũng bắt đầu tàn dần cần bắt đầu chăm sóc ngay để mai không bị kiệt.

Suốt 3 ngày Tết, các cây mai chưng trong nhà thường không thể quang hợp do thiếu ánh sáng nhiều ngày. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này mọi người tất bật với công việc quên tưới nước hoặc nghĩ cây ở trong mát không cần nhiều nước sẽ làm cây mất sức. Dẫn tới việc cây không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng.

Khâu xử lý cây mai vàng sau Tết là bước quan trọng để mai dần hồi phục. Đầu tiên, bạn cần di chuyển chậu mai ra ngoài trời nơi có bóng râm, ánh sáng nhẹ, thoáng gió khoảng 3-5 ngày để phơi. Hãy nhớ không nên đặt cây ở nơi nắng nóng, bởi cây chưa thể thích nghi, có thể kiến cháy lá, khô cành.

Tiếp theo là bước tỉa cành, tuốt lá. Đối với những cây mai nào chưa tàn hết hoa hãy cắt hết hoa của chúng, để tránh hoa tạo hạt làm mất sức. Song song, bạn cũng nên loại bỏ hết lá, cắt những cành quá dài. Việc này không những giúp cây được bảo tồn chất dinh dưỡng, tập trung nuôi dưỡng cho cây lại sức, mà còn ngăn ngừa sâu bệnh, nhiễm nấm mốc.

Cách chăm sóc mai sau Tết tỉa lá
Tỉa cành, tuốt lá để cây tập trung dinh dưỡng hồi sức. Ảnh: Internet

Lưu ý, công đoạn tỉa cành cần được tiến hành càng sớm càng tốt, thực hiện ngay trong tháng Giêng hoặc chậm lắm là vào đầu tháng 2, tránh để ra hoa quá lâu sẽ làm cây suy kiệt và chết đi.

banner ads

Bước kế tiếp khi sang đầu hoặc giữa tháng 2, bạn hãy lấy dụng cụ chuyên dụng tỉa bớt những rễ bị nhiễm nấm mốc, hư hỏng và già cõi cho cây. Với cách tỉa rễ này bạn có thể thực hiện bằng cách cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc, nhẹ nhàng để tạo bầu. Sau đó, dùng kéo cắt tỉa đi những cọng rễ còn quá dài phía dưới bầu. Tuy nhiên, khi làm bước này, bạn hãy lưu ý giữ lại rễ cám để cây hút chất dinh dưỡng. Khi thực hiện, hãy nhẹ nhàng đánh rơi bớt đất trong bầu cũ để rễ cây con thuận lợi phát triển thì cách chăm mai sau Tết mới có hiệu quả.

Đồng thời, hãy chuẩn bị đất trồng và chậu mới để thay đổi đất cho cây. Chú ý, chậu mới cần lớn hơn chậu cũ, còn nếu bạn muốn trồng trên đất ngoài vườn thì nên lựa những vị trí cao, thoáng mát và không xen lẫn gạch đá, sạn và ngập nước.

Tỉa mai
Nên thực hiện các bước tỉa cành càng sớm càng tốt để tránh làm mai kiệt sức, chết đi. Ảnh: Internet

2. Cách chăm sóc mai sau Tết theo các mốc thời gian

Cách chăm sóc mai vàng sau Tết theo từng gian đoạn sẽ giúp bạn nắm chắt được sự phát triển, điều khiển chính xác việc nở hoa đúng độ xuân về. Điều này vừa thể hiện bạn là một tay chơi cây cảnh "cừ khôi", vừa giúp bạn giảm bớt được một phần chi phí mua mai trang trí dịp Tết năm sau.

2.1. Đất trồng cây mai

Chậu đất cũ sau Tết đã khô cằn và cạn dần chất dinh dưỡng vì thế bạn nên chuyển cây ra trồng hoặc thay đất mới tốt hơn. Bạn nên cẩn thận chọn loại đất nhiều dinh dưỡng, dùng đất thịt phù sa trộn với đất cát ở vườn nhà. Đất phải nhẹ dịu không bị nhiễm mặn, phèn, chua hay các thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất.

Nếu nhà bạn có diện tích sân vườn nhỏ hoặc không có đất trồng bắt buộc phải trồng trong chậu thì hãy trộn thêm tro trấu, xơ dừa. Điều này sẽ góp phần giữ và bổ sung thêm dưỡng chất và nước lại tránh làm cây bị ngập úng do tưới nước. Theo đó, tỉ lệ trộn để bỏ vào chậu gồm 30% tro trấu, 40% xơ dừa, 30% đất. Tất cả phải được trộn thật đều và thật xốp. Ngược lại, nếu đó là cây ngoài vườn thì đất quanh gốc cần được xới nhẹ cho tơi xốp, để cây dễ đâm rễ, hút chất dinh dưỡng.

Cách chăm sóc mai sau Tết hay
Thay đất, tỉa rễ, thay chậu là những nước cần thiết để mai phục hồi và phát triển. Ảnh: Internet

2.2. Bón phân theo thời điểm

2.2.1. Tháng 2-6

Sau khi đã hoàn thành công đoạn thay đất, mọi người hãy đè đất thật chặt để giữ cây đứng vững. Sau đó, là bước dùng thuốc kích thích rễ. Cách làm như sau, bạn hãy lấy 1 thìa phân N3M pha loãng cùng với 5 lít nước để tưới đẫm cho cây. Tốt nhất hãy canh thời gian tưới vào lúc chiều mát để kích rễ và chồi lá tăng trưởng.

Thêm một cách khác mà bạn có thể lựa chọn đó là trộn hỗn hợp dung dịch gồm phân Boom Flower và phân bón lá sinh học Humic pha loãng rồi bỏ vào bình xịt đều lên cây. Phân Boom có chức năng giúp cây nhanh chóng ra đọt non, Humic cung cấp chất dinh dưỡng. Sự kết hợp hoàn hảo này hứa hẹn sẽ tạo nền tảng cho cây phát triển vượt trội. Ngoài ra, một số loại phân cũng có chức năng tương tự Humic để bạn thay thế như phân chuồng, Dynamic, Lifter, Urê sẽ giúp cây đảm bảo đầy đủ lượng đạm.

Thời điểm này, cách chăm sóc mai vàng sau Tết là mọi người hãy chú ý quan sát cây phun thêm thuốc Actara để trừ sâu, bệnh dịch nhất là lúc cây ra nhiều lá non.

Bón phân mai
Bón phân là một trong những bước quan trọng để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây nhanh tăng trưởng. Ảnh: Internet

2.2.2. Tháng 6 đến tháng 10

Đây là giai đoạn khá nhạy cảm vì cây đã bắt đầu phân chia nhiều cành, hình thành nụ, lấy đà ra hoa dịp Tết. Lúc này, để giúp nụ phân hóa mạnh hãy sử dụng phân lân DAP. Khoảng thời gian này cũng rơi vào mùa mưa, thời tiết âm u, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để bệnh dịch phát triển như đốm lá. Mọi người có thể dùng thuốc Ridomin hoặc Insuran phun xịt ngăn ngừa nấm lây lan rộng.

Một gợi ý khác, khi chăm sóc cây cảnh , về việc bón phân, cũng như một số loại cây khác, với cây mai, mọi người cũng có thể dùng phân Đầu Trâu NPK để bón, mỗi lần như vậy có thể dùng 40-50g/chậu, trong đó các chậu phải có khối lượng khoảng 50-60 kg đất. Bón cách nhau thời gian khoảng 15-20 ngày một lần, đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất vi lượng và đa lượng cho mai vàng.

Bạn hãy theo dõi cây mai phát triển, ra lá như thế nào, nếu thấy cây sum sê và đậm màu thì hãy giảm dần số lượng phân bón phù hợp.

Phun thuốc trừ sâu
Theo dõi sâu bệnh, phun thuốc trừ sâu bọ đúng thời điểm cho cây. Ảnh: Internet

2.2.3. Từ tháng 10 đến tháng 12

Vào những tháng cuối cùng của năm này, cách chăm sóc mai sau Tết cần được phát huy hiệu quả tối đa. Bạn hãy gấp rút thực hiện bón phân kích thích nụ hoa phát triển và ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Mọi người hãy dùng NPK 7-5-44 pha loãng gói 10 gram với 8 lít nước tưới cho cây, cứ cách 5 ngày sẽ tưới 1 lần. Bên cạnh, một số người còn chọn cách dùng hormone thực vật Gibberellin nồng độ 25-40 ppm phun dưới gốc cách 2 ngày 1 lần để kích thích hoa nở nhanh, nhiều và màu sặc sỡ.

Cách chăm sóc mai sau Tết đẹp
Những tháng gần Tết cây cần được chăm sóc nhiều hơn để cho ra nhiều hoa đẹp. Ảnh: Internet

Cách chăm sóc mai sau Tết trên đây sẽ giúp bạn nắm được quy trình chăm sóc mai vàng tốt trong suốt một năm dài. Theo đó, chăm sóc mai đúng cách cũng giúp mai tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh và cho ra những bông hoa thật tươi thắm ở năm sau. Qua bài tổng hợp của Chuyên mục Cẩm nang  như trên, hi vọng, sẽ cung cấp kiến thức bổ ích giúp mọi người chăm sóc cây mai sau Tết tươi tốt, không sâu bệnh, không kiệt và sẵn sàng bung nụ nở bông đúng dịp của xuân năm sau.

Ngọc Hân tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI