Cách bổ sung chất béo, tinh bột, vitamin hợp lý cho trẻ béo phì

Béo phì là bệnh mà phần đông trẻ nhỏ hiện nay mắc phải. Nếu không xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ có thể phải đối diện với những nguy cơ bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường... trong tương lai.

banner ads

40037-anh-1.jpg

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ béo phì

1. Nguyên nhân trẻ bị béo phì

- Di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, béo phì ở tuổi nhi đồng chủ yếu do di truyền. Nếu trong gia đình, cô dì, chú bác hoặc bố mẹ, ông bà bị béo phì thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị béo phì cao hơn so với những đứa trẻ khác.

- Cha mẹ thường xuyên cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, nhiều chất béo, ngọt, khẩu phần ăn lớn.

- Trẻ nhũ nhi uống nhiều sữa công thức thay vì sữa mẹ.

- Ép trẻ ăn uống nhiều, chạy theo cân nặng với “con nhà người ta”, từ đó sinh ra chứng “nghiện” ăn ở trẻ.

- Trẻ lười vận động, thích xem tivi, chơi game, ăn đồ ăn nhanh.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ béo phì

Mặc dù béo phì là căn bệnh chung của người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho hai lứa tuổi hoàn toàn khác nhau. Bởi trẻ nhỏ, ngoài việc giảm cân, nhu cầu dinh dưỡng để phát triển chiều cao, não bộ rất cần thiết. Do đó, mẹ cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của con để con vừa giảm được cân nặng, vừa phát triển sức khỏe, trí tuệ, thể chất như những đứa trẻ bình thường khác.

Bổ sung chất béo đúng cách cho trẻ

Mặc dù nguyên nhân gây béo phì do trẻ sử dụng thực phẩm có quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng gây hại và loại bỏ trong thực đơn của trẻ. Chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham gia cấu tạo tế bào và phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Trong đó, chất béo chia làm hai loại, có lợi và có hại:

- Chất béo có lợi: chất béo chưa bão hòa đơn, chưa bão hòa đa (omega 3, DHA, EPA), những loại chất béo này tham gia vào quá trình phát triển cơ thể và rất cần thiết.

- Chất béo có hại: bao gồm chất béo bão hòa, các transfat, cholesterol. Các loại chất béo này không chỉ gây ra béo phì mà còn gây các bệnh về tim mạch, đột tử, ung thư...

Hiểu về chất béo, mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm giàu omega 3, omega 6, omega 9... Chúng thường có trong các loại cá nước lạnh, cá hồi, dầu oliu, dầu đậu nành, sữa không đường, dầu ăn dinh dưỡng...

Đối với loại chất béo có hại mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chiên xào, rán, đồ ăn nhanh như gà rán, bim bim... Vì nhu cầu chất béo qua khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ béo phì chỉ bằng 1/2 trẻ bình thường (3 thìa cafe chất béo/ ngày).

Bổ sung chất xơ và vitamin

Đối với trẻ béo phì, các chuyên gia khuyến khích trẻ nên ăn nhiều rau, củ quả và trái cây. Lưu ý, các loại quả nên ít ngọt như dưa chuột, dưa gang, củ đậu, chúng vừa giàu chất xơ, ít đường, giảm các giác rỗng dạ dày và thèm ăn ở trẻ, có tác dụng giảm cân hiệu quả. Trong đó, trẻ nên ăn từ 200 - 500g rau củ/ngày tùy theo độ tuổi.

Bổ sung canxi cho trẻ

Bên cạnh việc giảm cân cho trẻ, cha mẹ cần quan tâm tới việc bổ sung canxi để phát triển chiều cao ở trẻ. Trong đó, sữa chứa nhiều canxi dưới dạng kết hợp với casein, tỷ lệ canxi/photpho thích hợp nên khả năng hấp thu ở trẻ cao.

Ngoài ra, sữa còn là nguồn năng lượng dồi dào, giàu vitamin B1, B2 rất cần thiết cho cơ thể trẻ. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ uống thêm sữa tươi và sữa chua không đường (hạn chế các thực phẩm chế biến từ sữa có đường). Lượng sữa mỗi ngày cho trẻ béo phì từ 400 - 500ml/ngày.

Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú mẹ (dưới 2 tuổi) thì tiếp tục cho bú mẹ. Mẹ không nên cho trẻ uống sữa công thức vì có thể làm trẻ thêm béo phì, khó giảm cân.

Bổ sung tinh bột đúng cách

40038-anh-2.jpg

Khẩu phần ăn của trẻ béo phì chỉ cần 70g tinh bột

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh bột chính là thủ phạm âm thầm gây tăng cân ở người lớn và trẻ nhỏ. Một trong những lý do tinh bột khiến trẻ tăng cân vì nó tăng cảm giác thèm ăn. Nó làm cho trẻ lúc nào cũng cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn nữa dẫn tới việc tăng cân khó kiểm soát. Ngoài ra, sau khi ăn tinh bột, các tuyến tụy sẽ sản sinh ra insulin - điều hòa sự lưu trữ của chất béo và khi chất insulin tăng cao hơn nhờ tinh bột, chất béo sẽ được lưu trữ nhiều và lâu hơn trong cơ thể dẫn tới tăng cân.

Do đó, đối với trẻ béo phì, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều tinh bột từ các loại hạt, ngũ cốc. Khẩu phần ăn mỗi bữa sẽ được thực hiện nghiêm ngặt với 70g tinh bột - tương đương nửa chén cơm. Trong mỗi bữa ăn, mẹ nên kết hợp thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất béo có lợi để trẻ nhanh no và giảm cảm giác thèm ăn.

Hạn chế các thực phẩm cung cấp năng lượng rỗng

Đó là các thực phẩm đóng hộp như cá hộp, thịt hộp; các thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, xúc xích; nước ngọt, kẹo, kem, snack... Chúng chứa nhiều chất béo có hại và không chứa bất kỳ chất xơ, vitamin, khoáng chất nào.

Ăn nhiều các thực phẩm trên, trẻ sẽ hình thành thói quen nghiện ăn vặt và tăng cân không kiểm soát.

3. Rèn thói quen ăn uống tốt giúp trẻ giảm cân hiệu quả

- Luôn nhắc nhở trẻ ăn chậm, nhai kỹ. Điều này vừa giúp trẻ no lâu và giảm các bệnh về dạ dày.

- Ăn đúng bữa, điều độ, không ăn vặt, không ăn trước 8 giờ tối.

- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, hạn chế uống nước ngọt, nước có gas.

- Giảm lượng thức ăn mỗi khẩu phần. Ăn đủ chất thay vì ăn nhiều sẽ giúp trẻ vừa hấp thu dinh dưỡng tốt vừa giảm cân hiệu quả.

- Khuyến khích trẻ vận động, càng nhiều càng tốt. Tùy theo độ tuổi để lựa chọn môn thể thao phù hợp như bơi lôi, đạp xe, chạy...

- Trẻ cần được ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngủ trước 10 giờ tối và dậy trước 7 giờ sáng. Điều này vừa tốt cho việc phát triển chiều cao, não bộ, vừa giúp trẻ hình thành tính tự lập và hạn chế béo phì.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI