Cách bấm huyệt bàn chân chuẩn xác tốt cho sức khỏe

Cách bấm huyệt bàn chân là một trong những phương pháp chữa bệnh trong dân gian được rất nhiều người áp dụng. Phương pháp này cách thực hiện cũng rất đơn giản và rất dễ thực hiện với hầu hết mọi người. Vậy bạn đã biết cách bấm huyệt như thế nào cho đúng cách và hiệu quả nhất chưa? Hãy cùng theo dõi một số kinh nghiệm của Yeutre.vn để chăm sóc cho đôi chân khỏe mạnh và tang cường sức khỏe cho cơ thể.

banner ads
cach bam huyet ban chan
Cách bấm huyệt bàn chân đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần.Ảnh Internet.

1. Bấm huyệt bàn chân là gì?

Bấm huyệt là một cách tác động lực lên các huyệt đạo, giúp đả thông khí huyết. Từ đó giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, tăng cường khả năng trao đổi chất, tốt cho hệ cơ xương khớp, lục phủ ngũ tạng, giúp nâng cao sức đề kháng, chữa và phòng nhiều bệnh tật.

huyet ban chan
Sơ đồ các huyệt đạo bàn chân sẽ có những chức năng tương ứng với từng bộ phận của cơ thể.Ảnh Internet.

2. Cách bấm huyệt bàn chân tại các vị trí huyệt 

Trên bàn chân có rất nhiều vị trí huyệt đạo. Tại mỗi vị trí huyệt sẽ có tác dụng duy trì và hoạt động khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các huyệt đạo bàn chân trái và chân phải đều sẽ tương ứng với các bộ phận cơ thể như: Mắt, gan, dạ dày, ruột, phổi, tim, lá lách,…

2.1. Cách bấm huyệt dũng tuyền

Vị trí huyệt dũng tuyền: Nằm ở vùng trũng của gan bàn chân 1/3 về phía trước. Nó có chức năng cường thận, giải độc thận và điều hòa cơ thể.

Cách bấm huyệt dũng tuyền: Huyệt dũng tuyền là 1 trong 36 yếu huyệt, các bạn thực hiện bấm huyệt bằng cách ấn và day huyệt nhẹ nhàng bằng ngón tay cái. Bạn thực hiện mỗi sáng từ 5 đến 7 phút. Trước khi bấm huyệt, bạn nên uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn.

cach bam huyet dung khe
Vị trí huyệt dũng tuyền trên bàn chân.Ảnh Internet.

2.2. Cách bấm huyệt nội đình

Vị trí: Đây là vùng huyệt nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẻ ngón chân thứ 2 và thứ 3. Bấm huyệt nội đình giúp điều trị đau răng hàm dưới, đầy bụng khó tiêu, liệt dây thần kinh ngoại biên số VII, chảy máu cam, sốt cao,...

banner ads

Cách bấm huyệt nội đình: Dùng ngón tay bấm vào vị trí huyệt trên bàn chân. Thực hiện bấm nhẹ nhàng và giữ huyệt khoảng 3 phút.

cach bam huyet noi dinh
Chỉ cần bấm giữ đúng vị trí huyệt sẽ mang lại hiệu quả.Ảnh Internet.

2.3. Cách bấm huyệt bát phong

Vị trí:  Huyệt bát phong gồm 8 huyệt ở kẽ các đốt ngón chân của 2 bàn chân. Khi bạn thực hiện cách bấm huyệt ở vị trí này sẽ giúp điều trị các chứng bệnh về thấp khớp, viêm đốt ngón chân, cước chân.

Cách bấm huyệt bát phong: Bấm và day từng huyệt trong khoảng 1 phút mỗi huyệt khi có hiện tượng viêm và cước chân.

cach bam huyet bat phong
Vị trí huyệt bát phong nằm ở giữa các kẻ của ngón chân.Ảnh Internet.

2.4. Cách bấm huyệt thái xung

Vị trí: Nằm ở mu bàn chân chiếu từ khe ngón chân cái và ngón áp út. Cách bấm huyệt thái xung là một phương pháp giúp điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, ù tai, hen xuyễn, phế quản, đau khớp cổ chân, tiểu bí.

Cách bấm huyệt thái xung: Dùng ngón tay cái bấm nhẹ tại vị trí huyệt trên bàn chân trong khoảng 4 phút đến khi thấy hơi đau thì dừng lại.

cach bam huyet thai xung
Chỉ cfaan thực hiện cách bấm huyệt tương tự trên mỗi bàn chân sẽ giúp bạn điều trị bệnh một cách nhanh chóng.Ảnh Internet.

2.5. Cách bấm huyệt thương khâu

Vị trí:  Huyệt này nằm dưới hõm mắt cá chân. Bấm huyệt ở vị trí này giúp điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, viên ruột, viêm dạ dày,...

Cách bấm huyệt thương khâu:  Thực hiện bấm huyệt và giữ khoảng 3 phút cho đến khi chân có cảm giác hơi tê mỏi thì dừng lại.

cach bam huyet thuong khau
Huyệt thương khâu nằm ở mép trong bàn chân.Ảnh Internet.

2.6. Cách bấm huyệt giải khê

Vị trí:  Nằm ở điểm chính giữa các nếp gấp cổ chân, phần lõm giữa gân cơ duỗi ngón chân và các gân cơ duỗi dài ngón cá. Khi bạn thực hiện cách bấm huyệt tác động lên vị trí huyệt này sẽ giúp chữa các bệnh xương khớp, tê liệt chân tay, thần kinh tọa.

Cách bấm huyệt giải khê: Tùy thuộc vào mức độ bệnh, các bạn ấn và giữ khoảng vài phút tại vị trí huyệt.

3. Tác dụng của bấm huyệt bàn chân

  • Bấm huyệt giúp tăng cường tuần hoàn máu: Nếu bạn có thói quen bấm huyệt bàn chân thường xuyên sẽ giúp dòng máu lưu thông tốt hơn. Cách này thật sự rất hiệu quả dành cho những người bệnh nhuận sắc.
  • Bấm huyệt bàn chân giúp nâng cao tinh thần: Hằng ngày đôi bàn chân là bộ phận hoạt động rất nhiều. Để làm giảm sự mệt mỏi đó, xoa bóp bấm huyệt bàn chân sẽ giúp đả thông khí huyết. Giúp cho bộ não được thư giãn, khỏe khoắn hơn từ đó giúp giấc ngủ của bạn sẽ ngon giấc hơn.
thuc hien xoa bop
Cách bấm huyệt bàn chân không chỉ là môt phương pháp tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp cho sức tinh thần cũng được cải thiện rất nhiều.Ảnh Internet.
  • Giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể: Cách bấm huyệt chân giúp tăng cường cơ thể bài tiết độc tố ra ngoài, phục hồi chức năng thận, tăng tốc độ trao đổi chất.
  • Giúp ích khí bổ thận: Lòng bàn chân có một số huyệt đạo rất quan trọng, có liên quan đến thận. Chính vì vậy, khi thực hiện cách bấm huyệt ở gan bàn chân sẽ giúp cho thận sung mãn, tinh thần phấn chấn, xương khớp linh hoạt, bền bỉ hơn.
  • Bấm huyệt bàn chân giúp cân bằng lục phủ ngũ tạng, điều hòa khí huyết. Bên cạnh đó còn giúp tang cường sức đề kháng cho cơ thể giúp phòng ngừa một số bệnh tật.

4. Một số lưu ý trước khi bấm huyệt bàn chân

  • Khi trước thực hiện cách bấm huyệt bàn chân, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh gặp phải những tác dụng ngược không mong muốn:
  • Không thực hiện việc xoa bóp, bấp huyệt ở chân khi đang bị đang dù là vết thương kín hay vết thương hở.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi cơ thể bị sốt hoặc đang mắc các bệnh về ung thư, bệnh tim, viêm gan cấp tính, bệnh thận và một số bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, cũng tránh thực hiện phương pháp này trên cơ thể phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn kinh nguyệt.
cach bam huyet
Để thực hiện cách bấm huyệt bàn chân mang lại hiệu quả bạn cần tuân thủ các nguyên tắc và nắm rõ vị trí các huyệt bàn chân. Ảnh Internet.
  • Thực hiện bấm huyệt bàn chân một cách nhẹ nhàng, tránh tình trạng làm đau cơ khiến việc đi lại khó khan.
  • Không thực hiện bấm huyệt bàn chân sau khi ăn no hoặc khi uống rượu. Bạn chỉ có thể thực hiện việc này sau 1 tiếng.

5. Cách bấm huyệt bàn chân kết hợp xoa bóp đúng cách chữa bách bệnh

Bước 1: Ngâm chân trong nước nóng

Để tăng hiệu quả cho quá trình bấm huyệt, đầu tiên bạn nên ngâm chân trong chậu nước nóng kết hợp với một số loại dược liệu như lá ngái cứu, gừng, lá lốt, lá tre, muối,.. Cứ thực hiện ngâm cho đến khi nước nguội dần. Trong lúc ngâm, bạn có thể thực hiện các động tác massage để chân được thư giãn.

ngam chan
Ngâm chân với thảo dược mang lại cảm giác thư giãn hiệu quả. Ảnh Internet.

Bước 2: Thực hiện xoa mu bàn chân

Dùng bàn tay phải đặt lên mu bàn chân, bàn tay còn xoa bóp dọc theo các khớp cổ chân.

Tiếp đến, bạn sử dụng cả ngón cái, trỏ để bóp và day các ngón chân, giữa các kẽ ngón chân trong 5 phút rồi lại ấn dọc lên phía trên mu bàn chân rồi dùng lòng bàn tay vỗ lên đó.

Thực hiện bấm các huyệt thái xung, giải khê. Thời gian bấm huyệt tùy vào mức độ bệnh của bạn.

Thực hiện tương tự với chân còn lại và thực hiện đều đặn 20 phút mỗi ngày sẽ thấy .

Bước 3: Thực hiện xoa ở gan bàn chân

Để xoa bóp gan bàn chân, các bạn đặt chân trái lên đầu gối của chân phải. Sau đó dung tay trái giữ chân phải còn tay phải đặt lên gan bàn chân.

Thực hiện xoa bóp dọc bàn chân từ nhẹ nhàng cho đến mạnh dần cho đến khi bạn có cảm giác ấm lên là được.

Tiếp đó các bạn dung ngón trỏ và ngón cái để nắn bóp, nắm hờ các ngon chân rồi cả bàn chân. Cuối cùng xuống phần gót chân thực hiện tương tự khoảng 5 đến 7 phút.

Bắt đầu bấm các huyệt ở chân, bấm vuông góc, day theo chiều kim đồng hồ rồi xoa nhẹ cả bàn chân.

Với cách bấm huyệt bàn chân khá đơn giản mà Yeutre.vn đã chia sẻ. Bạn hãy dành một chút thời gian trong ngày để thực hiện phương pháp này để chăm sóc sức khỏe bản thân sau một ngày dài học tập và làm việc mệt mỏi nhé.

Khánh Kim

Đã có 3 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 2 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI