Các giai đoạn “phát triển tăng vọt” của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ nên biết

Nắm bắt “chuẩn” các giai đoạn phát triển “tăng vọt” ở trẻ sơ sinh, sẽ giúp mẹ đảm bảo sự phát triển tốt nhất về chiều cao, cân nặng và trí tuệ cho trẻ.

banner ads

Nắm bắt giai đoạn phát triển tăng vọt giúp con phát triển "vượt trội"

1. Phát triển tăng vọt ở trẻ sơ sinh là gì?

Phát triển tăng vọt là sự phát triển nhanh đột biến ở trẻ sơ sinh trong một giai đoạn nhất định. Đó có thể là giai đoạn trẻ tập lẫy, tập nói hoặc tập đi. Giai đoạn này thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn khoảng 3 - 4 ngày hoặc lâu nhất là 1 tuần. Nếu mẹ nắm bắt được giai đoạn “phát triển tăng vọt ở trẻ”, mẹ sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần tốt nhất.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang trong giai đoạn phát triển tăng vọt

Để nắm bắt “cơ hội vàng” này một cách chính xác, mẹ cần theo dõi những phản ứng và thay đổi dưới đây của trẻ:

  • Trẻ đói liên tục.
  • Ngủ nhiều hơn.
  • Thường xuyên quấy khóc, khó chịu, đòi bế, không chịu nằm ngủ một mình.
  • Trẻ đòi bú nhiều hơn và cân nặng cũng tăng nhanh hơn.

Những dấu hiệu trên cho thấy nhu cầu ăn, ngủ của trẻ cao hơn bình thường. Điều đó chứng tỏ cơ thể trẻ đang “lớn” và cần nạp thêm nhiều năng lượng, ngủ nhiều hơn để phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ.

3. Thời điểm trẻ sơ sinh phát triển tăng vọt

Có rất nhiều thời điểm trẻ sơ sinh phát triển tăng vọt và ở mỗi trẻ khác nhau sẽ có những thời điểm khác nhau. Có trẻ sau khi sinh khoảng 3 - 4 ngày sẽ bước vào giai đoạn phát triển tăng vọt, có trẻ lớn hơn 1 tuổi mới đến giai đoạn này.

Nhìn chung, thời gian diễn ra giai đoạn tăng vọt sẽ khoảng 7 - 10 ngày sau sinh hoặc ở tuân thứ 2, thứ 6, tháng thứ 3, tháng thứ 6, tháng thứ 9. Thời gian phát triển ngắn hay dài cũng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

4. Mẹ làm gì khi con bước vào giai đoạn phát triển tăng vọt?

Nhận thấy con đang bước vào giai đoạn phát triển tăng vọt, mẹ cần phải “tận dụng” cơ hội vàng này để thay đổi chiều cao, cân nặng và phát triển trí tuệ của con.

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ

Mẹ cần phải cho trẻ bú và ngủ nhiều hơn bình thường (khoảng 18 tiếng/ngày). Cho con bú theo nhu cầu của con. Ngoài ra, mẹ cần xây dưng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để có nguồn sữa dồi dào, giàu dưỡng chất, giúp con bú no và phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mẹ tham khảo các cách phát triển trí thông minh cho con như thường xuyên nói chuyện với con, cho trẻ nghe nhạc, đọc truyện, cho trẻ xem hình ảnh... Đối với việc ngủ, mẹ cần cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ sâu và tư thế ngủ đúng để con phát triển chiều cao.

Đối với trẻ ăn dặm

Thời điểm tăng trưởng có thể vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 9, khi này trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ cho trẻ. Mẹ cũng cho trẻ tiếp xúc với trò chơi thông minh, nghe nhạc, học nhìn mặt chữ...

5. Trẻ thay đổi thế nào sau giai đoạn phát triển tăng vọt?

Trẻ thay đổi vượt trội sau giai đoạn phát triển tăng vọt

Mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên về những thay đổi thể chất, tinh thần ở trẻ sơ sinh sau khi trải qua giai đoạn phát triển tăng vọt nhé.

Phát triển về thể chất

- Mới sinh:

  • Chiều dài sau khi chào đời: 48 - 53cm
  • Cân nặng: 3 - 3,4kg
  • Chu vi đầu: 33cm

- Sự thay đổi sau giai đoạn phát triển tăng vọt:

  • Cân nặng: Sau 5 tháng, cân nặng tăng gấp đôi lúc sinh (6 - 7kg). Và sau 12 tháng, cân nặng tăng gấp 3 so với lúc sinh (9 - 11kg)
  • Chiều dài: Sau 12 tháng, tăng 50% chiều cao (72 - 80cm)
  • Chu vi đầu: Sau 6 tháng, tăng 9cm so với lúc sinh; sau 12 tháng, tăng 12cm so với lúc sinh. Ngoài ra, trong 6 tuần đầu tiên bước qua giai đoạn phát triển tăng vọt, trẻ sẽ tăng thêm 20g/ngày.

Phát triển tinh thần

- Tuần thứ 2: Trẻ chưa có nhiều thay đổi về mặt tinh thần ở giai đoạn này nhưng về mặt thể chất, mẹ sẽ nhận thấy trẻ nặng hơn, móng tay mọc nhanh, ngủ nhiều.

- Tuần 3: Da dẻ trẻ hồng hào hơn, ít nhạy cảm. Trẻ cũng có phản xạ ngẩng đầu, quay đầu.

- Tuần 6: Trẻ có những bước tiến thay đổi lớn về mặt tinh thần như có khả năng tập trung nhìn, phản xạ nhanh, nhạy bén, khả năng nghe, ngửi nếm cũng tăng theo. Trẻ cũng biết mỉm cười, khóc khi thấy vui hoặc sợ hãi. Giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ chơi các trò chơi để rèn luyện khả năng nghe (các trò chơi phát ra âm thanh), rèn luyện khả năng nhìn với các trò chơi nhiều màu sắc, đung đưa.

- Tháng thứ 3: Giai đoạn này, cổ trẻ cứng và có thể ngồi vào lòng mẹ, biết giữ đồ chơi trong tay, cho tay vào miệng, nghe nhạc, hiểu được các lệnh đơn giản từ mẹ. Mẹ cần tập trung rèn luyện cho trẻ sự khéo léo của đôi tay với các trò chơi như bóng, xếp hình, cho trẻ nghe nhạc, kể chuyện cho trẻ nghe.

- Tháng thứ 6: Bước vào giai đoạn phát triển tăng vọt này, trẻ sẽ đạt được các cột mốc về tinh thần như: có thể ngồi vững một mình, lật thành thạo khi nằm, ít ngủ, ăn thô hoàn toàn, biết lạ mặt, biết cười đùa, làm trò. Giai đoạn này mẹ cần tăng cường thực phẩm giàu sắt, canxi để trẻ phát triển chiều cao, cân nặng và trí thông minh.

- Tháng thứ 9: Trẻ thực sự là một chuyên gia lăn, bò. Trẻ có thể bò, ngồi, lăn tùy theo ý thích và rất thành thạo. Trẻ đã biết nhặt đồ chơi, biết tự ngồi ăn, hiểu được nhiều từ mẹ nói. Đây cũng là giai đoạn trẻ tập nói, mẹ cần tập trung trong việc khơi gợi trí tượng tưởng và phát triển khả năng ngôn ngữ cho con như thường xuyên nói chuyện cùng con, đọc truyện trước khi con đi ngủ, cho con xem tranh ảnh để kích thích trí tưởng tượng.

Ở mỗi giai đoạn phát triển tăng vọt khác nhau trẻ sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng và hoạt động thể chất khác nhau. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sự phát triển ở trẻ để nắm bắt kịp thời “thời cơ vàng” này và xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, hoạt động hợp lý giúp con phát triển toàn diện nhất.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI