Các bước xử lý nhanh khi trẻ bị muỗi, kiến, ong, chuột, chó mèo và rắn cắn

Trẻ con thường rất hiếu động, chạy nhảy khắp nơi nên rất dễ bị côn trùng như kiến, ong đốt hoặc chó, mèo thậm chí rắn cắn... Nếu chẳng may bé yêu rơi vào trường hợp xấu đó mẹ đã biết cách xử lý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của con chưa?

banner ads

1. Xử lý nhanh vết thương khi trẻ bị côn trùng cắn

Làm gì khi trẻ bị ong chích?

Khi trẻ bị ong đốt mẹ cần rửa sạch và theo dõi vết thương cẩn thận

Nhiều trường hợp trẻ bị ong đốt do vô tình, nhưng cũng không ít trường hợp là trẻ hiếu động, nghịch ngợm chọc tổ ong nên bị đốt. Dù là vô ý hay cố tình, khi trẻ bị ong đốt mẹ cần phải sơ cứu ngay lập tức và theo dõi vết thương. Bởi trong nọc ong có chứa chất kiềm lỏng và axit, thành phần chính là protein, men tiêu huyết, tiêu tế bào, gây dị ứng...

banner ads

Đối với các ong không có nọc độc, mẹ không cần lo lắng, nhưng nếu trẻ bị ong vò vẽ, ông đất chích thì không được coi thường vì chúng rất độc. Đôi khi chỉ 10 vết chích của ong cũng có thể khiến trẻ bị tử vong tại chỗ. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị ong đốt, mẹ ngay lập tức phải:

- Loại bỏ nọc ong cắm trên da trẻ bằng cách dùng nhíp đã khử trùng nhổ nọc ong ra ngoài. Sau đó, rửa sạch vết ong đốt bằng thuốc tím hoặc nước vôi, nước sạch với xà phòng. Tiếp tục chườm nước đá lạnh lên vết chích để giảm sưng, đau. Hoặc mẹ có thể dùng miếng gạc ẩm, sạch để chườm thay vì nước đá.

- Mẹ có thể áp dụng các phương pháp giảm đau hoặc giải độc theo dân gian như dùng các loại cây cỏ chà xát lên vết đốt để giải nọc độc. Vì bản chất của nọc ong là protein, khi gặp các hoạt chất trong cây lá sẽ tạo thành chất kết tủa và tự giải độc.

Mẹ cần yêu cầu trẻ chỉ ra loại ong đã chích mình, nếu là ong vàng (ong nghệ) đốt thì dùng đường đen hay giấm thoa lên vết chích hoặc dùng bã trà còn ướt xát lên vết thương. Đối với ong có nọc độc mạnh hơn, lấy rau dền vò nát và xát vào vết chích để nhanh chóng giải độc.

- Theo dõi diễn biến vết thương nếu vùng da bị chích có biểu hiện sưng đỏ, nổi mề đay, ngứa lan rộng toàn thân có thể trẻ đã bị dị ứng hoặc nhiễm độc, cần phải đưa tới trạm y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.

Với trường hợp nặng hơn như trẻ đau nhức, khóc nhiều, nôn mửa, tức ngực, khó thở phải chuyển đến bệnh viện gần nhất để được sự giúp đỡ từ bác sỹ, phòng các nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Xử lý khi bị kiến đốt

- Kiến thường

Một số mẹ chủ quan khi con bị kiến cắn vì cho rằng điều này không ảnh hưởng tới trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có làn da nhạy cảm sẽ bị dị ứng, sưng đỏ, đau nhức khi bị kiến cắn.

Đối với trường hợp kiến đỏ hoặc kiến lửa cắn, mẹ chỉ cần làm dịu vết cắn bằng xà phòng, sau đó chườm đá lạnh khoảng 10 phút để vết cắn dịu hơn. Ngoài ra, mẹ có thể dùng thuốc mỡ để trị. Thuốc mỡ sẽ giúp vết thương dịu và mát lạnh, trẻ không còn cảm giác ngứa ngáy nóng rát nữa. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng vôi để bôi lên vết kiến cắn. Đây là mẹo dân gian trị vết cắn của kiến được nhiều mẹ sử dụng và khá hiệu quả.

- Kiến ba khoang

Độc kiến ba khoang khiến da bị sưng phồng, viêm nhiễm

Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị kiến ba khoang cắn mẹ cần hết sức lưu ý. Kiến ba khoang nổi tiếng là loài kiến có chứa chất độc mạnh trong cơ thể nhỏ bé. Chất độc trong kiến có thể làm da bị tổn thương, nổi bọng nước, khi vỡ ra gây lây lan rộng, ngứa ngáy, khó chịu. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ không biết, thấy kiến cắn liền đập, chà kiến sẽ làm chất pedirine dính vào da, gây tổn thương rộng, nếu giây vào mắt có thể khiến trẻ bị mù.

Do đó, khi trẻ bị kiến ba khoang đốt, có dấu hiệu nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước mẹ nên dùng nước muối sinh lý rửa cho trẻ. Ngày rửa ít nhất 3 - 4 lần, sau đó bôi các thuốc làm dịu da như hồ teta - pred. Trong trường hợp vết thương khô mẹ có thể bôi kem kháng sinh lên da để vết thương nhanh lành.

Ngoài ra, mẹ cần yêu cầu trẻ không được gãi ngứa vì sẽ làm vết thương lan rộng, có thể gây nhiễm trùng da toàn thân, rất khó điều trị. Nếu mẹ thấy lo lắng về vết thương như vẫn sưng đỏ khi bôi thuốc, lâu lành, có dấu hiệu lan rộng nên đưa con đi khám bác sĩ để được sử dụng thuốc hợp lý.

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng trẻ bị kiến cắn, mẹ cần tránh cho trẻ chơi những nơi có ổ kiến, bụi rậm vì chúng thường là nơi ở của kiến ba khoang. Đồng thời mẹ cũng nên giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm xung quanh nhà để đảm bảo môi trường sống sạch, xanh và an toàn cho trẻ.

Xử lý khi trẻ bi muỗi chích

Với những trẻ có làn da nhạy cảm, một vết muỗi nhỏ cũng khiến da bị sưng tấy và bưng mủ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da và truyền nhiễm, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị sốt xuất huyết nếu bị muỗi vằn cắn.

Để có thể tránh da sưng phồng, ngứa ngáy hay để lại vết thâm do muỗi cắn, mẹ có thể tham khảo những cách sau:

- Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể sử dụng sữa mẹ để làm dịu vết thương do muỗi đốt.

- Với trẻ lớn hơn, để giảm sưng đau cho trẻ, mẹ lấy đá để vào khăn mỏng và xoa đều lên vết thương.

- Các thực phẩm trong nhà bếp như hành, tỏi, mật ong, chanh, bột nở, kem đánh răng cũng hiệu quả khi bôi lên vết muỗi đốt. Chúng sẽ làm giảm sưng đau và ngứa, vết thương nhanh xẹp và làm trung hòa chất độc do muỗi đốt.

Trong trường hợp trẻ bị muỗi vằn đốt mẹ cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì đây là nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ. Trong đó, các triệu chứng thường gặp như đau đầu, da xung huyết, đau khắp cơ thể, viêm họng, viêm niêm mạc mắt, nôn ói, tiêu chảy... Và khi biến chứng xảy ra có thể dẫn tới tử vong.

Khi đưa trẻ tới bệnh viện, mẹ đừng quên liên tục lau nước ấm cho trẻ để tránh biến chứng sốt cao và gây co giật, tuyệt đối thực hiện việc ăn uống, nghỉ ngơi, uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Xử lý khi bị sâu róm đốt

Sâu róm khiến trẻ bị ngứa ngáy khắp người

Loài côn trùng này tuy không chủ động tấn công người nhưng nếu chạm vào lông gai của chúng đều chứa độc tố và tiết ra khi trẻ chạm vào. Các độc tố sẽ gây ngứa rát, thậm chí một số loài còn tiết ra độc tố khiến cơ thể trẻ đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc với lông sâu róm. Đi kèm theo đó là triệu chứng nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa, nếu biến chứng có thể gây sưng hạch, co giật và tử vong. Do đó, khi trẻ bị sâu róm đốt mẹ cần xử lý ngay bằng cách dùng cây hất sâu róm ra, lấy khăn lông lau sạch lông gai sâu róm. Tiếp tục rửa da bằng nước sạch, chườm nước đá giảm sưng ngứa và không cho trẻ gãi.

Xử lý khi trẻ bị ruồi trâu đốt

Với các loài ruồi thông thường, chúng không đốt được nhưng ruồi trâu hoàn toàn khác. Ruồi trâu thường đốt và hút máu gia súc, người. Vết đốt ruồi trâu có thể sưng mủ, gây sốt, co giật, hôn mê.

Vì vậy, ngay khi bé bị ruồi trâu đốt, mẹ hãy xử lý như các vết đốt của côn trùng thông thường khác bằng cách rửa sạch vết thương bằng xà phông và chườm lạnh để giảm ngứa, sưng.

2. Xử lý khi trẻ bị chó, mèo và rắn cắn

Các vết cắn của động vật thường để lại tổn thương da nặng hơn so với côn trùng. Đặc biệt các loại động vật nguy hiểm như chó hoặc mèo, rắn... có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị chó hoặc mèo cắn

Chó là động vật to xác và có bộ hàm rất lớn, do đó trẻ bị chó cắn cực kỳ nguy hiểm, nếu cha mẹ không can thiệp kịp thời, trẻ có thể mất mạng vì bị chó cắn, đặc biệt là chó dại. Trong trường hợp, trẻ bị cắn và cứu được khỏi chó, cha mẹ ngay lập tức đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Bên cạnh đó, cần sơ cứu vết thương ngay để giảm nhiễm trùng vết cắn như sau

- Làm sạch vết thương: Mẹ dùng bông cùng xà phòng lau sạch vết thương cho trẻ, sau đó xả dưới vòi nước sạch. Tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương vết thương.

- Sau khi rửa sạch, mẹ lau khô và sát trùng vết thương bằng cách dùng bông khô, cồn hoặc nước muối pha loãng, oxy già để lau vết thương. Cách làm này sẽ giúp vết thương giảm đau, nhiễm trùng và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

- Tiếp tục băng bó vết thương để cầm máu nếu vết thương chảy máu quá nhiều.

- Sau khi sơ cứu vết thương, mẹ ngay lập tức đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và có hướng điều trị kịp thời, hợp lý.

Khi bị mèo cắn, mẹ sơ cứu tương tự như chó cắn.

Sơ cứu khi trẻ bị rắn

Tương tự như chó, rắn là động vật rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu trẻ bị rắn độc cắn. Chính vì vậy, mẹ cần phải bình tĩnh, sơ cứu cho trẻ khi bị rắn cắn để phòng những trường hợp xấu nhất:

- Xác định loại rắn: Trước tiên mẹ cần xác định xem trẻ bị rắn độc hay rắn thường cắn. Việc xác định này sẽ thông qua nhận biết dấu răng in trên người trẻ. Rắn độc thường để lại ít dấu răng nhưng sẽ để lại hai vết răng nanh sâu nhất và cách nhau chừng 5mm cùng một số răng nhỏ. Rắn thường sẽ để lại cả 2 hàm răng vòng cung cùng nhiều chấm răng nhỏ, không có vết răng nanh.

- Sau khi xác định loại rắn, dù là rắn độc hay thường, mẹ cũng hết sức bình tĩnh để tránh gây sợ hãi cho trẻ và không xử lý được vết thương, gây nguy hiểm hơn tới tính mạng trẻ.

- Cần xác định vết cắn sau đó dùng một chiếc vải dài, mềm buộc trên vết cắn khoảng 3 - 5cm để ngăn chặn nọc độc thấm sâu vào cơ thể.

- Rửa sạch vết thương bằng xà phòng, rửa nhẹ nhàng để tránh làm nhiễm trùng vết thương và đưa tới trạm y tế. Đối với trường hợp rắn độc, sau khi buộc khăn và sát trùng vết thương, mẹ cần lấy dao rạch vết bị cắn thành hình chữ thập (rạch vừa phải không rạch quá sâu). Chỉ cần rạch tới khi chảy máu là được. Tiếp tục dùng tay nặn cho máu độc ra ngoài tới khi chảy máu tươi là được.

- Khi nặn máu độc xong, mẹ rửa sạch vết thương và đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất.

Xử lý khi trẻ bị chuột cắn

Mẹ tuyệt đối không chủ quan khi trẻ bị chuột cắn

Rất nhiều cha mẹ chủ quan khi trẻ bị chuột cắn, trong khi đó, chuột là động vật rất nguy hiểm, khi cắn có thể truyền nhiều bệnh khiến trẻ bị sốt, bệnh dại, lên hạch có nguy cơ tử vong cao. Cách sơ cứu khi trẻ bị chuột cắn như sau:

- Rửa vết thương chuột cắn bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó sát trùng bằng cồn hoăc povidin.

- Ngay sau khi sơ cứu xong đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, tiêm phòng kịp thời.

Thực tế cho thấy, rất nhiều trẻ bị chuột cắn nhưng cha mẹ bỏ qua vì vết thương không quá lớn, chỉ tới khi con có biểu hiện sốt, lên hạch, các mẹ mới tá hỏa đưa con đi khám lúc này đã quá muộn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI