20 mẹo giúp bé an toàn trong phòng khách, nhà tắm, bếp và phòng ngủ

Trẻ con luôn hiếu động. Các bé không hề hay biết những tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và bất cứ đâu trong các góc phòng. Vì thế, trẻ chỉ còn biết trông nhờ vào sự bảo vệ của bố mẹ.

banner ads

Phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra cho trẻ là cách tốt nhất để bố mẹ bảo vệ con. Dưới đây là những việc bạn cần làm ngay:

Trong nhà tắm

37122-tai-nan-1.jpg

Lúc nào bạn cũng phải kiểm tra nhiệt độ nước trước khi đặt bé vào thau hoặc bồn tắm

1. Lúc nào bạn cũng phải kiểm tra nhiệt độ nước trước khi đặt bé vào thau hoặc bồn tắm. Có thể cài đặt bình nước nóng ở nhiệt độ dưới 40 độ C hoặc cài đặt thiết bị chống bỏng trong phòng tắm.

2. Đặt thảm chống trượt ở nơi cửa ra vào bồn tắm hoặc những nơi có nền cứng mà trẻ thường lui đến.

3. Trong nhà vệ sinh luôn phải có khóa cài để tránh trẻ vào nghịch phá bồn cầu hoặc các tai nạn khác do đuối nước.

4. Nếu bạn không có một nơi cố định để đặt các loại mỹ phẩm thường dùng cho việc tắm rửa, tốt nhất hãy chọn những loại có nắp gài an toàn với trẻ nhỏ.

5. Tuyệt đối không để những thiết bị có dây nhợ chằng chịt trong phòng tắm để phòng tai nạn dây quấn cổ.

6. Che vòi bồn tắm để bảo vệ đầu của bé trong trường hợp bé ngã.

Trong cũi

37123-tai-nan-2.jpg

Bỏ ngoài cũi những vật dụng đáng yêu như chăn, gối, thú nhồi bông vì chúng sẽ là một phần nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đột tử sơ sinh

1. Tiêu chuẩn mới của một chiếc cũi an toàn (theo tiêu chuẩn của Mỹ): Không có cũi cửa bên đảm bảo kích thước của mỗi thanh cũi là 6 cm.

2. Bỏ ngoài cũi những vật dụng đáng yêu như chăn, gối, thú nhồi bông vì chúng sẽ là một phần nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đột tử sơ sinh. Khi bé có thể đứng thẳng, hãy để điện thoại và cả những phụ kiện điện thoại ngoài cũi của bé.

3. Khi bạn nghĩ đến cụm từ “tránh xa tầm tay trẻ em”, bạn sẽ nghĩ ngay đến những ổ cắm điện. Đó thực sự là một mối nguy đáng sợ và bạn nên xem xét dùng hộp vỏ nhựa thay thế.

4. Luôn cẩn trọng khi cho trẻ nằm nôi tự động.

5. Tránh để đồ chơi trong hộp có nắp mở vì nó có thể làm kẹt tay bé.

Trong nhà bếp

37124-tai-nan-3.jpg

Không để trẻ gần với các mối nguy từ nhà bếp

1. Thức ăn cho thú vật có thể khiến trẻ ăn nhầm và ngạt thở. Nếu không phát hiện kịp thời, nó có thể nằm chặn đường thở của bé. Điều này thực sự đe dọa tính mạng của bé nên mẹ cần cẩn thận.

2. Tay vặn bếp có thể trở thành một trò chơi đầy thích thú của trẻ. Vì thế, hãy đảm bảo chúng đã được tắt khi không sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể dùng một thiết bị khóa để giữ an toàn nhất.

3. Mỗi nhà bếp nên có một bình chữa cháy. Hãy chọn loại có thành phần hóa học ở dạng khô và giữ chúng ngoài tầm với của trẻ như: đặt trên kệ đựng thức ăn, gắn vào tường hoặc đặt trong tủ để tránh xa tầm tay trẻ.

4. Ngăn dưới cùng của hộc tủ bếp là nơi để bạn để các sản phẩm tẩy rửa, làm sạch bếp, nhưng đó lại là nơi tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ. Vậy nên, bạn hãy đầu tư chốt và khóa để luôn giữ cho các cánh cửa tủ đóng kín.

5. Tuyệt đối không để những vật nhọn như dao, kéo trong tầm với của trẻ nhỏ.

Trong phòng khách

37125-tro-choi-5.jpg

Đặt kệ sách hoặc kệ đồ sát tường để tránh kệ đổ đè người khi bé với

1. Dùng các thiết bị không dây là cách để giữ an toàn cho con.

2. Bàn khách, tủ ti-vi, hay gờ cửa sổ là những nơi có các góc nhọn vừa tầm mắt của trẻ nhỏ. Để tránh nguy hại cho trẻ, hãy bo góc các vật dụng này và đặt chúng ở những nơi không thể làm hại bé.

3. Đặt tủ sách hoặc những vật dụng có chiều cao tương tự sát tường để tránh bé đu, với làm ngã những kệ này. Nếu cần thiết phải vắt đinh vít cố định.

4. Đặt TV trong tủ có cửa kín và khóa chốt cẩn thận.

5. Để những chậu cảnh nhỏ xa khỏi tầm với của trẻ nếu không muốn bị chúng vặt sạch lá.

Yeutre.vn

Nguồn: parenting

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI