1. Rubella và sức khỏe thai kỳ
1.1. Sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng như thế nào nếu mẹ bầu mắc rubella
Trước khi bàn về chuyện bị nhiễm rubellla trước khi mang thai, chúng ta cùng điểm lại vài thông tin cơ bản nhất của bệnh này xem sao.
Chắc chắn bạn cũng biết, rubella rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển. Bất kỳ phụ nữ nào không được tiêm phòng rubella đều có nguy cơ mắc bệnh này.
Nhiễm vi rút rubella có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở thời kỳ đầu mang thai. Đặc biệt điều này rất nguy hiểm khi mẹ bầu đang ở 12 tuần đầu của thai kỳ.
Phụ nữ mang thai nhiễm rubella có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu rất cao.
1.2. Trẻ sẽ ra sao nếu bị nhiễm vi rút rubella khi còn là bào thai
Trẻ bị nhiễm virus rubella khi còn là bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Hậu quả là mang theo suốt đời. Các dị tật bẩm sinh mà trẻ có thể mắc phải gồm:
- Bị điếc
- Đục thủy tinh thể
- Khuyết tật tim
- Thiểu năng trí tuệ
- Tổn thương gan và lá lách
- Cân nặng khi sinh thấp
- Phát ban da khi sinh
Các biến chứng ít phổ biến hơn trẻ có thể gặp có thể bao gồm:
- Bệnh tăng nhãn áp
- Tổn thương não
- Các vấn đề về hormone và tuyến giáp
- Viêm phổi
Mặc dù các triệu chứng cụ thể của bệnh rubella có thể được điều trị nhưng không có cách chữa khỏi bệnh này. Để tránh mắc rubella khi mang thai , các rủi ro cho sức khỏe thai kỳ lẫn em bé được sinh ra liên quan bệnh này, mọi phụ nữ đều phải tiêm phòng rubella trước khi mang thai. Đây là cách phòng tránh rubella tốt nhất.
2. Bị nhiễm rubella trước khi mang thai có sao không
Hiện nay, hầu hết phụ nữ có kế hoạch có con hoặc chuẩn bị mang thai, đều được khuyến nghị 2 việc:
- Chích ngừa rubella bằng vắc-xin sởi-rubella (MR) hoặc sởi-quai bị-rubella (MMR) trước khi mang thai. Thời gian chích ngừa trước khi mang thai tối thiểu là 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng.
- Xét nghiệm máu để xác định việc có cần tiêm ngừa rubella hay không. Các trường hợp cần làm điều này gồm: đã từng chích ngừa rubella hoặc đã từng bị rubella trước đó.
Như vậy, an toàn cho thai kỳ của bạn sẽ được tính ít nhất là từ 1 tháng trước khi thụ thai cho đến hết thai kỳ và sinh xong. Hay nói cách khác, trong khoảng thời gian 1 tháng tính đến thời điểm thụ thai - bạn không mắc rubella thì có thể được xem là an toàn. Tức là bị nhiễm rubella trước thời điểm này có thể là không sao. Với điều kiện, bạn khôi phục hoàn toàn sức khỏe khi thụ thai.
Theo nhiều nhận định, bị mắc rubella trước khi mang thai ở nhiều trường hợp còn được xem là tốt. Ví dụ bạn mắc vi rút này trước khi tiêm phòng, trước khi thụ thai vài tháng. Trường hợp này giúp bạn có kháng thể và giảm khả năng/ nguy cơ thậm chí là sẽ không mắc rubella sau đó.
3. Phòng tránh mắc bệnh rubella trước khi mang thai
Phòng tránh rubella cũng như sởi, thủy đậu, bệnh cúm trước khi mang thai là việc làm cần thiết thậm chí là bắt buộc với mọi phụ nữ. Nếu bạn muốn có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh thì hẳn nhiên cần phải làm tốt chuyện phòng tránh này.
Đến thời điểm hiện tại, việc phòng tránh các bệnh trên tốt nhất vẫn là tiêm vắc-xin. Thời gian tiêm phòng các bệnh trên trước mang thai như sau:
- Vắc-xin cúm: tiêm phòng trước khi có thai 1 tháng.
- Văc-xin 3 trong 1 "Sởi-Quai bị-Rubella": tiêm phòng trước khi có thai 3 tháng.
- Vắc-xin thủy đậu: tiêm phòng trước khi có thai 3 tháng.
4. Một số câu hỏi liên quan đến việc phòng tránh rubella trước mang thai
4.1. Làm thế nào để biết nếu tôi được bảo vệ tránh khỏi bệnh rubella?
- Bạn cần chắc chắn rằng bạn từng bị rubella.
- Hoặc bạn phải chắc chắn là đã được tiêm vắc-xin MMR khi còn nhỏ.
- Nếu bạn không chắc chắn, bạn nên trao đổi với bác sỹ. Bạn có thể cần phải làm xét nghiệm máy để kiểm tra khả năng miễn dịch với bệnh của mình.
4.2. Làm thế nào để tôi được bảo vệ khỏi bệnh rubella khi mang thai?
Tiêm phòng MMR trước khi mang thai là cách tốt nhất để giúp bạn phòng tránh nhiễm vi rút rubella khi mang thai.
Như đề cập ở trên, bạn cần tiêm phòng ít nhất trước có thai tháng nếu tiêm vắc-xin 3 trong 1 MMR. Điều này nhàm phát huy tác dụng của vắc-xin và an toàn cho thai kỳ. Mặc dù chưa có bằng chứng về vệc vắc-xin ảnh hưởng đến thai nhi, song, việc tiêm phòng trước mang thai đúng khoảng thời gian yêu cầu là cần thiết.
4.3. Tôi bị rubella khi còn nhỏ, tôi có buộc phải tiêm ngừa lại không?
Hiếm có trường hợp phải tiêm vắc-xin phòng tránh rubella nếu như bạn từng bị rubella lúc nhỏ. Tuy nhiên, vạn vẫn nên xét nghiệm máu trước khi mang thai để bảo đảm chắc chắn bạn không cần phải tiêm phòng vắc-xin phòng tránh bệnh này.
4.4. Tôi đã thử máu kiểm tra ở lần mang thai trước và kết quả là miễn dịch, vậy lần mang thai sau, tôi có phải tiêm phòng không?
Bạn gần như chắc chắn vẫn được bảo vệ khỏi nhiễm vi-rút rubella. Tuy nhiên, cách duy nhất và hoàn hảo nhất vẫn là nên làm một lần xét nghiệm máu trước khi mang thai lần hai để kiểm tra miễn dịch.
4.5. Nếu tôi không tiêm ngừa trước khi mang thai và bảo vệ sức khỏe kỹ, có tránh hoàn toàn được bệnh rubella không?
Như đã đề cập, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh rubella sẽ gồm:
- Bạn đã được tiêm vắc-xin trước 1 tháng.
- Bạn đã được xét nghiệm máu và kết quả cho biết bạn miễn dịch đủ để tránh nhiễm vi-rút.
Ngoài 2 trường hợp trên, nguy cơ nhiễm bệnh rubella là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Dù bạn bảo vệ sức khỏe rất tốt, song quanh bạn vẫn có những đứa trẻ chưa được tiêm ngừa hay những người trưởng thành không đủ miễn dịch tránh bệnh. Họ hoàn toàn có thể lây lan rubella cho người khác và đương nhiên trong đó bao gồm cả bạn nữa. Nhận thức rủi ro này là khá cần thiết.
Do đó, trong trường hợp bạn chuẩn bị mang thai hay vừa mang thai mà không đủ kháng thể để phòng bệnh rubella, bạn phải rất cẩn trọng. Nếu bạn bè, người thân của bạn và con cái họ bị phát ban, tốt nhất là bạn cần tránh tiếp xúc cho đến khi họ khỏi. Vì phát ban là dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh rubella.
Đến đây, hẳn bạn đã có đáp án cho nỗi lo bị nhiễm rubella trước khi mang thai có sao không rồi. Hy vọng bạn luôn cẩn thận và có sự chuẩn bị thật chu đáo cho kế hoạch có con . Sự chuẩn bị này tất nhiên bao gồm tiêm phòng, cẩn thận phòng tránh rubella. Và, đương nhiên nó gồm những chuẩn bị cần thiết khác nữa. Chúc bạn luôn khỏe khoắn, lạc quan và không quá lo lắng về bệnh này. Mong bạn sớm đón nhận tin vui như mình mong đợi trong tình trạng sức khỏe viên mãn, cùng mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo nhất.
Nguồn tham khảo: CDC & NHS
Cát Lâm tổng hợp và lược dịch