Bệnh khớp vào mùa đông: Lý giải nguyên do và cách phòng trị bệnh hiệu quả

Bệnh khớp vào mùa đông, một hiện tượng diễn ra khá phổ biến nhưng đa phần mọi người đều chủ quan dẫn đến ngày càng nghiêm trọng. Bệnh khớp gây ra những cơn đau nhức, mệt mỏi khiến không ít người bệnh cảm thấy khó chịu và các hoạt động đi lại, vận động cũng trở nên khó khăn hơn, nhất là ở những cao tuổi. Khi mùa đông sắp về, thời tiết bắt đầu lạnh dần cũng là nguyên nhân làm cho bệnh khớp dễ bị tái phát. Vì thế, mọi người cần phải chủ động phòng tránh để có thể đi qua thêm một mùa đông khỏe khoắn không đau nhức nhé.

banner ads
bệnh khớp gối
Gối là vị trí dễ bị đau xương khớp nhất. Ảnh: Internet

Rất nhiều người khi thời tiết trở lại, lại cảm thấy đau mỏi, nhức tay chân nhưng lại xem nhẹ hoặc chỉ mua thuốc giảm đau, thoa dầu để mong đỡ hơn. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm tình trạng này, có thể dẫn đến tái phát đi tái phát lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài hoặc nghiêm trọng.

1. Bị đau khớp vào mùa đông là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp không chỉ là những cơn đau thông thường do tác nhân của ngoại lực như va chạm, khuân vác vật nặng mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vào mùa đông, các cơn đau sẽ có mức độ nghiêm trọng và kéo dài liên tục trong nhiều ngày, đó có thể là các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp nhiễm trùng hay bệnh gút.

biểu hiện của bệnh khớp
Vị trí dễ  bị đau nhức xương khớp. Ảnh: Internet

Về nguyên nhân, đa phần là do tư thế làm việc sai cách, vận động quá mạnh và mang vác các vật nặng trong thời gian dài. Ngoài ra, một yếu tố dễ dẫn đến bệnh đau khớp nữa là thời tiết, nhiệt độ tăng giảm thất thường cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn làm xuất hiện các triệu chứng đau nhức, mỏi tay chân.

Mùa đông là thời điểm dễ làm tái phát một số bệnh lý, trong đó bệnh xương khớp là một triệu chứng khá phổ biến. Vì thế, việc tìm hiểu về nguyên do cũng như các cách phòng và trị bệnh sẽ bạn thoát khỏi những ám ảnh về các cơn đau của chính mình.

2. Giải mã lý do người bị bệnh khớp vào mùa đông tăng cao

Cũng giống như bệnh đột quỵ vào mùa đông , bệnh khớp cũng nằm trong số những căn bệnh dễ xảy ra khi thời tiết bắt đầu trở lạnh. Khi trời lạnh, nhiệt độ không khí giảm dần, độ ẩm cao cùng với áp suất khí quyển thấp sẽ là căn nguyên làm gia tăng các cơn đau và sưng khớp.

Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng áp suất và nhiệt độ là 2 yếu tố có mối liên hệ mật thiết đến với những người bị bệnh xương khớp. Cụ thể, khi nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột theo chiều hướng giảm dần, từ đó áp lực các khớp cũng bị thay đổi theo dẫn đến xuất hiện các cơn đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.

bệnh khớp mùa đông
Thời tiết dễ dẫn đến các triệu chứng đau khớp. Ảnh: Internet

Khi trời lạnh, thời tiết cũng trở nên hanh khô, độ ẩm trong không khí cũng cao hơn mức bình thường, là cơ hội để các loại vi khuẩn, vi rút phát triển. Từ đó, sức đề kháng của mỗi người cũng giảm xuống, các xương khớp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho chứng minh rằng, khi trời bắt đầu lạnh nhiều người thường có xu hướng co rút tay chân lại, gây áp lực lên các xương khớp.

3. Những ai dễ bị bệnh khớp vào mùa đông?

Đau xương khớp là bệnh lý có thể xuất hiện nếu bạn đã ở trong độ tuổi trưởng thành, từ 16 tuổi trở lên. Song, một vài nhóm người có nguy cơ bị mắc bệnh nhiều hơn so với nhóm người còn lại.

  • Những người lớn tuổi: Từ tầm 45 tuổi trở lên sẽ dễ bị bệnh xương khớp vì giai đoạn này các tế bào khớp đã dần bị thoái hóa, dây chằng và gân đã bắt đầu bị khô, giòn và kém linh động hơn. Từ đó, vào những ngày mùa đông, người già thường hay bị đau nhức xương khớp, chủ yếu ở chân, tay và lưng.
bệnh khớp vào mùa đông
Người già có xu hướng dễ mắc bệnh khớp hơn. Ảnh: Internet
  • Từ sau độ tuổi 55, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần so với nước giới.
  • Nhóm người trẻ tuổi từ 18-30 đan có dấu hiệu gia tăng, trẻ em dưới 16 tuổi cũng dễ bị nhưng tỉ lệ thấp hơn.
  • Những người thường xuyên phải vận động mạnh, mang vác vật nặng hoặc làm việc liên tục như là thợ hồ, công nhân may, diễn viên múa và cả các cầu thủ.
  • Theo nghiên cứu, những người thừa cân béo phì có tỉ lệ mắc bệnh khớp cao hơn so với người có trọng lượng cơ thể cân đối. Đặc biệt, nếu mỡ tập trung nhiều ở eo thì dễ bị đau ở các khớp gối và hông.
  • Người đã từng bị chấn thương do tai nạn, người có dị tật về khớp ngay từ lúc còn nhỏ hoặc là người ít được bổ sung canxi trong chế độ ăn uống.
đau xương khớp
Ngồi sai tư thế làm việc dễ bị đau khớp cổ và lưng. Ảnh: Internet

4. Cách phòng và trị bệnh khớp vào mùa đông hiệu quả

4.1. Cách phòng bệnh khớp mùa đông đơn giản nhất

Bệnh khớp vào mùa đông rất dễ xảy ra, nhất là với những người lớn tuổi hoặc những người đã từng có tiền sử bị các bệnh về khớp. Ai cũng sẽ ít nhất bị một lần trong đời, không chỉ xuất hiện ở người già mà tình trạng người trẻ bị viêm xương khớp cũng ngày càng gia tăng. Thế nên, dù không quá nguy hiểm như bệnh ung thư chẳng hạn, nhưng chúng ta cũng cần phải đề phòng để có một thể lực khỏe mạnh và tinh thần thoải mái nhất khi mùa đông đang đến gần.

đau khớp mùa đông
Giữ ấm cho cơ thể là điều cơ bản để phòng bệnh. Ảnh: Internet

Bệnh xương khớp mùa đông thường xuất hiện khi nhiệt độ ngoài trời giảm đột ngột và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Thế nên, việc giữ ấm cho cơ thể là thực sự cần thiết để hạn chế đến mức tối đa mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu có ra ngoài hãy mang tất để giữ ấm cho cả tay và chân vì đây là vị trí dễ bị lạnh nhất. Riêng với những ngày trời rét đậm không nên tắm nước lạnh mà phải tắm với nước ấm, hạn chế tiếp tục với nước.

Để xương khớp không bị đau nhức và hoạt động một cách khỏe mạnh, hãy đều đặn tập thể dục mỗi ngày dù là trời mùa hè hay mùa đông. Đây cũng là cách để làm ấm cơ thể, từ đó sẽ xua tan đi các cơn đau khớp bất chợt.

người già vận động
Người có thói quen tập thể dục ít bị bệnh khớp hơn. Ảnh: Internet

Tình trạng bệnh xương khớp vào mùa đông sẽ không đáng lo ngại nếu bạn có một chế độ vận động hợp lý. Chú ý làm việc đúng tư thế, lưng thẳng, hạn chế khuân vác vật nặng nếu vượt ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể. Đối với những bạn làm văn phòng, tuyệt đối không ngồi liên tục mà cứ 1 tiếng lại phải vận động ít nhất 5 phút để xương cốt giãn ra.

Thêm vào đó, để phòng tránh bệnh khớp vào mùa đông bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học. Ăn đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm tốt cho khớp, ăn nhiều hơn các món nóng và hạn chế thực phẩm lạnh.

4.2. Cách trị bệnh xương khớp mùa đông an toàn

Bệnh xương khớp nếu coi nhẹ rất dễ gây ra các biến chứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như chất lượng đời sống. Chính vì lẽ đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần phải can thiệp ngay để ngăn chặn bệnh có thể tái phát lại nhiều lần không dứt. Vậy, khi bị bệnh khớp, bạn nên điều trị bằng cách nào?

chữa đau nhức xương khớp bằng lá lót
Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lót. Ảnh: Internet

Tùy vào triệu chứng của bệnh lý, nặng hay nhẹ mà mỗi người sẽ có một phương pháp chữa trị riêng biệt. Nếu nhẹ, có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau cùng với một chế độ vận động hợp lý, bệnh sẽ khỏi hẳn. Ngược lại, nếu các biến chứng đã trở nên quá nặng, người bị bị đau nhức thường xuyên, gây khó khăn cho vận động, sức khỏe giảm sút cần đưa ra một liệu trình điều trị phù hợp.

Các loại thuốc có chức năng làm giảm viêm, nhức xương khớp chỉ là những sản phẩm mang tính chất hỗ trợ, giảm đau tức thì và ít sản phẩm nào có khả năng điều trị dứt điểm. Chưa kể, một vài trường hợp thuốc sẽ làm hạ các cơn đau ngay lâp tức nhưng lại dễ tái phát ngay sau đó. Đó là lý do bạn cần tìm đến một phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và lâu dài.

trị bệnh xương khớp
Nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy cơn đau kéo dài. Ảnh: Internet

Sự thay đổi về lối sống như ăn uống khoa học, vận động đều đặn chỉ có ý nghĩa làm bệnh thuyên giảm chứ không điều trị dứt điểm. Một số trường hợp nếu quá nặng phải bắt buộc phải điều trị bằng Tây y hoặc Đông y. Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh sẽ không tái phát nữa bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để biết nên áp dụng phương pháp điều trị nào là phù hợp.

5. Bị bệnh khớp vào mùa đông nên ăn gì và kiêng gì?

5.1. Bị bệnh khớp vào mùa đông nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố có những ảnh hưởng nhất định đến với tình trạng bệnh khớp của mỗi người. Đó là lý do bạn cũng nên chăm sóc cả bữa ăn của mình để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát, nhất là khi mùa đông đã gần kề.

bệnh khớp mùa đông
Uống trà gừng ấm tốt cho xương khớp. Ảnh: Internet

Các chuyên gia cũng liệt kê một số nhóm thực phẩm mà mọi người nên bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Thực phẩm chứa nhiều acid béo, omega 3 có trong cá ngừ, cá hồi, các vitamin A, C, E có trong các loại rau củ quả như bơ, hạt mềm, đậu nành, rau xanh, cà rốt được khuyến khích nên ăn nhiều hơn mỗi ngày.

Một số các gia vị có tính nóng như hành, tỏi, gừng, nghệ cũng nên bổ sung nhiều hơn vào bữa ăn vì chúng có khả năng giảm đau và chống viêm cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra, thêm một chú ý nhỏ nữa là mọi người hãy ưu tiên những món ăn nóng, sẽ rất tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó thì cũng nên uống nước ấm thay vì nước lạnh, tuyệt đối tránh uống nước lạnh.

5.2. Bị xương khớp không nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, các món ăn nhiều dầu mỡ như chiên xào hay các thức ăn nhanh đều không tốt cho người bị khớp bởi thực tế chúng có chứa một lượng chất béo bão hòa lớn. Đây là loại chất béo bạn cần hạn chế bù lại nên tăng cường thực phẩm ít chất béo như rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt.

benh khop khong an gi
Người bị đau khớp cần tránh đồ dầu mỡ và bột mì. Ảnh: Internet

Không nên ăn các món ăn được làm từ bột mì, các thực phẩm từ sữa như là kem, bơ. Đặc biệt, nên hạn chế tối đa các loại thịt đỏ, hải sản có vỏ cứng như tôm, chua, ốc vì chúng có chứa hàm lượng phốt pho vì rất dễ gây sưng tấy.

Bệnh xương khớp vào mùa đông dù không thực sự nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức, từ đó ảnh hưởng đến cả thể chất và tâm lý. Để kịp thời ngăn chặn bệnh trở nặng hay biến chứng của bệnh, mọi người hãy ưu tiên đến các phương pháp điều trị theo Đông y bằng cách sắc uống hoặc áp dụng liệu pháp chườm nóng từ các thảo dược như gừng, sả, quế, hồi để cảm thấy tốt hơn.

Nguyễn Diên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI