Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và 7 lưu ý quan trọng dành cho mẹ

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là bệnh rất thường gặp. Có những trẻ bị tái đi tái lại, hoặc có những trẻ bị chàm kéo dài lâu khỏi. Gặp tình trạng này, hầu hết các mẹ đều không khỏi lo lắng. Vậy bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và làm thế nào để trị dứt điểm cho con, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua 7 lưu ý như sau nhé.

banner ads

 

Bệnh chàm ở bé sơ sinh
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp. Ảnh Internet

1. Tình trạng bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm hay chàm sữa hoặc viêm da dị ứng là một trong những bệnh thường gặp nhất, phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ ở 6 tháng đầu đời. Và, bệnh này cũng nằm trong số những bệnh thường gặp với trẻ dưới 5 tuổi.

Theo thống kê về bệnh, cứ 100 trẻ thì có 20 trẻ bị bệnh chàm ở nhiều mức độ khác nhau. Và tỉ lệ mắc bệnh của các trẻ dưới 5 tuổi chiếm trên 60%.

2. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh trông như thế nào?

  • Bệnh chàm biểu hiện với những mảng đỏ mà chúng ta thường gọi là nổi mẩn, có thể có những mụn nước li ti hoặc to mà chúng ta có thể quan sát được, khi chạm vào mẹ sẽ cảm nhận ngay vùng da nổi mẩn này thô ráp. Các mảng đỏ thường xuất hiện nhiều nhất ở má và các khớp tay, chân. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị ở ngực, lưng hoặc đùi, cổ...Nói chung, các mảng đỏ bệnh chàm có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào trên da trẻ. 
Bé bị chàm ở má
Mảng đỏ ngứa thường xuất hiện nhiều nhất là ở má trẻ. Ảnh Internet 
  • Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh xuất hiện chừng vài ngày và trẻ có thể tự khỏi. Nhưng bệnh cũng có thể lâu khỏi và tái phát nhiều lần, có thể tái lại trên cùng khu vực cũ hoặc lan ra xung quanh. Bệnh có thể không để lại dấu vết gì sau khi lành, nhưng cũng có thể để lại sẹo trên da bé, nếu trở nặng mà không được chăm sóc hay điều trị bệnh chàm đúng cách.
  • Bệnh chàm không phải là bệnh truyền nhiễm, cũng không phải là bệnh nghiêm trọng vì chỉ bị ngoài da nhưng thường khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thông thường các bé bị bệnh chàm đều khỏi hẳn và không bị nữa khi con đến tuổi đi học. Thực tế cũng có một số trường hợp, trẻ vẫn bị tái đi tái lại đến tuổi trưởng thành, hoặc suốt đời, song các ca này cũng hiếm, không nhiều. 
Vết chàm ở chân
Bệnh chàm khiến bé bị ngứa ngáy khó chịu. Ảnh Internet 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

  • Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến bệnh chàm được cho là do di truyền. Nếu ba mẹ nào từng bị, thì trẻ sinh ra có khả năng mắc chàm cao hơn trẻ khác.
  • Da con thuộc dạng da khô , nhạy cảm, mẫn cảm dễ bị dị ứng.
  • Bé bị mất nước và da bị khô cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm xuất hiện.
  • Bé gặp các vấn đề khác về da như như bị virus, vi khuẩn tấn công.

Ngoài yếu tố di truyền, các trường hợp khác được xem là do về cơ bản hàng rào da của bé bị hư tổn, khiến da con dễ bị khô do mất nước, các tác nhân bên ngoài dễ tác động làm da bị dị ứng, viêm da. 

Da bé bị khô và bị chàm
Da bé bị khô dễ bị chàm. Ảnh Internet 

4. Những tác nhân có thể khiến bệnh chàm ở trẻ sơ sinh trở nặng mà mẹ cần lưu ý

Dù với mỗi bé, tiến triển của bệnh chàm có thể khác nhau nhưng có một số tác nhân dễ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn mà mẹ cần tránh như dưới đây:

4.1. Da bé bị khô

Da bé bị khô có thể do con có làn da khô, nhạy cảm dễ bị ngứa. Tuy nhiên, cũng có thể da bé bị khô khi môi trường chung quanh con có độ ẩm thấp, ảnh hưởng thời tiết nhất là mùa đông, thời tiết lạnh, không khí khô, làm cho da bé bị khô.

Khi da con không được chăm sóc tốt và có đủ độ ẩm để chống lại tình trạng trên, tình trạng ngứa ngáy sẽ tăng.

Da bé khô
Nếu da bé không có đủ độ ẩm, con cũng rất dễ bị ngứa, nổi mản đỏ. Ảnh Internet  

4.2. Các chất gây dị ứng da

  • Da trẻ có thể bị dị ứng, ngứa ngáy khó chịu tăng lên bởi quần áo len, vải, nước hoa, sữa tắm, nước giặt hay nước xả thơm quần áo,...
  • Trẻ có thể bị dị ứng ngứa ngáy sau khi có tiếp xúc với môi trường nhiều bụi hoặc lông thú cưng.
  • Nhiệt và mồ hôi
  • Nhiệt độ chung quanh trẻ tăng làm con bị nóng đổ mồ hôi cũng làm cho tình trạng ngứa ngáy do chàm ở con trở nên nặng thêm.

4.3. Dị ứng

Một số chuyên da cho rằng, một số loại thực phẩm nhất là với trẻ ăn dặm có thể khiến con bị dị ứng và nổi mẩn ngứa.

4.4. Bé đang bị stress

Theo các chuyên da, sự căng thẳng ở trẻ cũng có thể khiến bệnh chàm xuất hiện và tăng mức độ, nếu sự căng thẳng đó không được xoa dịu hoặc giải tỏa. 

Bé bị stress
Stress cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở các bé. Ảnh Internet 

5. Mẹ nên làm gì khi con bị ngứa

  • Cắt móng tay cho trẻ và không để con "gãi" vào vùng da bị nổi mẩn.
  • Bệnh chàm luôn khiến bé ngứa ngáy và có xu hướng "gãi" những chỗ ngứa này để xoa dịu. Việc trẻ gãi vào vùng da ngứa này có thể khiến tình trạng nổi mẩn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí nhiễm trùng và vùng da bị kích ứng sẽ bị dày lên.
  • Để tránh tình trạng này, mẹ nên thường xuyên cắt móng tay cho bé. Đeo bao tay cho bé lúc ngủ để hạn chế tối đa việc bé chạm vào vùng da ngứa.
  • Tắm nhanh cho bé và sử dụng nước ấm
  • Mẹ không nên tắm nhiều lần cho trẻ trong ngày, mà chỉ cần tắm 1 lần bằng nước ấm mà không dùng sữa tắm vì có thể loại sữa tắm không phù hợp còn làm cho da trẻ bị khô hơn, dễ khiến bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thêm nặng.
  • Nếu là mùa đông, trời lạnh, mẹ chỉ cần lau cho con bằng nước ấm dưới nách và bộ phần sinh dục.
  • Bôi dầu dưỡng ẩm không mùi cho trẻ. 
Bôi kem cho bé
Mẹ bôi kem hoặc dầu dưỡng ẩm để da con không bị khô. Ảnh Internet 
  • Cải thiện dinh dưỡng: Mẹ nên cải thiện chất lượng nguồn sữa theo hướng tính cực, tránh dùng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, để hạn chế ảnh hưởng đến bé. Tăng cữ bũ cho con để con đủ nước. Nếu bé đang ăn dặm, mẹ cũng cần xem xét lại thực phẩm cho trẻ tiêu thụ để tránh các thực phẩm dễ dấn đến kích ứng da.
  • Bôi thuốc mỡ và kem: Để giảm ngứa và giúp cho các vết chàm mau lành, mẹ có thể bôi thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa corticosteriod. Tuy nhiên, mẹ luôn phải đọc kỹ hướng dẫn và lưu ý trước khi sử dụng. Không dùng quá lâu và tránh bôi lan các vùng da lành.
  • Mẹ cũng có thể cho bé đi khám và bôi thuốc theo toa của bác sỹ, nếu các loại kem/ thuốc mỡ bình thường không có tác dụng hoặc các vết chàm trên da trẻ chậm khỏi. 
Mẹ mang bé đi bác sỹ
Nếu vết chàm của bé không đỡ, mẹ mang bé đi bác sỹ để dùng thuốc bôi theo toa nhé. Ảnh Internet 

6. Khi nào cần đưa bé đi bác sỹ

  • Nếu sau 1 tuần kể từ khi mẹ bôi thuốc mỡ/ kem cho bé nhưng không đỡ, mẹ nên đưa bé đi bác sỹ, để chuyển qua sử dụng thuốc bôi theo toa.
  • Nếu ở vết chàm của bé xuất hiện nước vàng, mụn nước chuyển màu nâu hay có mủ thì có thể bé đã bị nhiễm trùng, lúc này mẹ cần đưa con đi bác sỹ.
  • Con bị ngứa nhiều quấy khóc, mất ngủ.

7. Phòng tránh bệnh chàm ở trẻ sơ sinh được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Mẹ có thể chủ động ngăn ngừa bệnh chàm cho con bằng cách:

  • Cho con mặc đồ thoáng mát, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt.
  • Luôn bảo đảm trẻ không bị thiếu nước.
  • Giữ cho bé mát mẻ.
  • Tắm nước ấm và tránh sử dụng xà bông tắm. Khi tắm cho bé , mẹ tranh thủ thời gian tắm cho con ngắn thôi, không nên để trẻ ngâm mình trong nước lâu, sẽ khiến làn da của con bị khô.
  • Không tắm nhiều lần cho trẻ và mùa đông có thể giảm lần tắm xen kẽ bằng việc lau mình cho bé bằng nước ấm.
  • Trường hợp nghi ngờ con dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó (khi trẻ đang ở tuổi ăn dặm), mẹ nên cho bé đi bác sỹ để xét nghiệm dị ứng nhé. 
Giữ cho bé được mát mẻ
Luôn giữ cho bé được mát mẻ. Ảnh Internet 

Có thể nói rằng, bệnh chàm ở trẻ sơ sinh ngay cả khi chúng ta biết bệnh không nguy hiểm cho trẻ, nhưng khi trẻ ngứa ngáy khó chịu thì lòng mẹ cũng không yên. Tuy nhiên, mẹ cũng nên bình tĩnh chăm sóc bé kỹ lưỡng hơn, theo dõi tình trạng để xử lý đúng cách, cẩn thận khi dùng thuốc mỡ hay kem bôi cho con và tránh lạm dụng. Trong các trường hợp cần thiết nên mang bé đi bác sỹ để được điều trị hiệu quả hơn. Có như vậy thì bệnh bé mới mau lành và con sớm vui tươi trở lại mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: WebMD, Raising Children và Baby Centre

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch 

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI