1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh cao huyết áp mùa hè
1.1 Bệnh cao huyết áp là gì?
- Theo báo cáo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, cả nước hiện có 25% dân số đang có triệu chứng tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch.
- Bệnh cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bạn có thể mắc các biến chứng tăng huyết áp trầm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.
- Huyết áp có 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120 trên 80 (viết là 120/80 mmHg).
- Bình thường huyết áp thấp hơn 120/80mmHg. Cao huyết áp (tăng huyết áp) là khi huyết áp của bạn đạt mức 140/90mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài.
- Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 120/80mmHg hoặc cao hơn, nhưng dưới 140/90mmHg thì đó là tiền cao huyết áp.
Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm :
- Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
- Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp là triệu chứng của một só bệnh khác): liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
- Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc : Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
- Tăng huyết áp khi mang thai : Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật : Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
1.2 Nguyên nhân bệnh cao huyết áp xảy ra nhiều vào mùa hè
- Nhiệt độ cao tác động lên huyết áp vì tim đập nhanh.
- Trong mùa hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột, sẽ khiến cho các mạch máu giãn nở hoặc co lại không bình thường, dẫn đến huyết áp tăng cao.
Đối tượng dễ bị cao huyết áp :
- Người lớn tuổi : Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp.
- Giới tính : Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này.
- Tiền sử gia đình : Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
- Những trường hợp khác : Thừa cân béo phì, lối sống tĩnh tại, lười vận động, ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều muối, sử dụng lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá, căng thẳng thường xuyên,...
2. Triệu chứng bệnh cao huyết áp mùa hè
Cách duy nhất để nhận biết được huyết áp của bạn đang tăng cao là kiểm tra huyết áp thường xuyên vì hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Tuy nhiên bạn cũng nên nhận biết một số dấu hiệu sau khi huyết áp của bạn tăng cao:
- Nhức đầu.
- Chảy máu mũi.
- Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.
- Tê hoặc ngứa ran các chi.
- Buồn nôn và nôn.
- Choáng và chóng mặt.
- Đau tim.
- Một số dấu hiệu khác: Suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng,...
Các biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp :
- Đau tim, đột quỵ : Tăng huyết áp làm xơ cứng và dày thành mạch ( xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
- Chứng phình động mạch : Huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch, nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
- Suy tim : Tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim.
- Suy thận: Do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi huyết áp tăng.
- Xuất huyết võng mạc .
- Hội chứng chuyển hoá : Hội chứng này là nhóm các rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C ( cholesterol tốt ), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ.
- Biến chứng não : Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông đến não, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.
3. Giải pháp giúp ngăn chặn bệnh cao huyết áp mùa hè
- Nguyên tắc cơ bản là phải kiểm soát huyết áp.
- Người bệnh phải dùng thuốc đều đặn, không ngắt quãng, tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Cần đi khám sức khỏe thường xuyên, nhất là vào mùa nắng nóng để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
- Chế độ vận động phù hợp sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch máu, ngăn chặn nguy cơ thiếu máu não gây đột quỵ.
- Hàng tuần nên ăn cá từ 2-3 bữa, chọn các loại cá giàu omega-3, như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi.
- Tăng thực phẩm chứa nhiều thực phẩm giàu chất kali như cà chua, khoai lang…
- Dùng sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt.
- Thay đổi lối sống, bệnh nhân có thể giảm mức huyết áp ít nhất 10-20mmHg.
- Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh.
- Uống nhiều nước giúp giảm được độ kết dính trong máu, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
- Cần tây : Nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp
- Cải cúc : Là loại rau thông dụng, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giảm huyết áp...
- Rau muống : Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
- Măng lau : Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
- Cà chua : Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
- Cà : Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
- Cà rốt : Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
- Mộc nhĩ, khổ qua : Có tác dụng rất tốt để giải độc, cải thiện mỡ máu và hạ huyết áp.
- Nấm hương và nấm rơm : Có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè - thu.
- Đậu Hà Lan và đậu xanh : Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên để phòng chống cao HA.
- Sữa đậu nành : Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp.
- Táo : Chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.
- Hành tây : Không có chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
4. Điều trị bệnh cao huyết áp mùa hè như thế nào?
4.1 Những xét nghiệm chẩn đoán cao huyết áp
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Điện tâm đồ (ECG).
- Chụp X-quang ngực.
- Chụp cắt lớp điện toán (CT scan).
4.2 Những phương pháp điều trị cao huyết áp
4.2.1 Thay đổi lối sống
- Nếu bạn bị cao huyết áp không quá nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.
- Vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch. Từ tuổi trung niên trở đi, nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng. Có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ,...
- Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe thường xuyên ít nhất 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, theo dõi và tư vấn điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt.
- Ngưng hút thuốc để phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao huyết áp.
- Bớt uống rượu vì rượu làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp và sẽ làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
- Giảm cafein, uống nhiều sẽ kích thích nhịp đập của tim, làm tăng huyết áp.
- Giảm uống trà đặc vì nó có nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp.
- Tạo thói quen uống 1 ly nước sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm.
- Nên dùng nước trắng đun sôi để nguội hoặc đã tiệt trùng.
- Ăn chậm, nhai kỹ, giảm bớt kích cỡ của bữa ăn.
- Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối.
- Ăn vài tép tỏi trong mỗi bữa ăn có tác dụng kiện tỳ, giải độc, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ hạ huyết áp và cải thiện độ mỡ trong máu.
- Có thể nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây.
4.2.2 Thuốc
Đây là những thuốc làm giảm huyết áp:
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc ức chế Beta.
- Thuốc ức chế hấp thụ canxi.
- Các chất ức chế men chuyển ACE.
- Thuốc giãn mạch.
5 Những điều cần tránh của người bị bệnh cao huyết áp
- Không nên uống nhiều thức uống có đường, nước uống có gas mà có thể thay bằng các loại trà thảo dược thanh nhiệt như trà hoa cúc, trà kỷ tử, trà xanh…
- Hạn chế ở trong phòng có điều hoà nhiệt độ để thấp hơn 24 độ vì dễ xuất hiện triệu chứng hoa mắt chóng mặt, khó chịu buồn nôn.
- Ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không sâu, sẽ dẫn đến ban đêm huyết áp tăng làm tổn thương hệ tim mạch.
- Hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn.
- Hạn chế ăn bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (da động vật, nội tạng động vật,...). Hàm lượng cholesterol dư thừa làm gia tăng mảng xơ vữa trong thành mạch gây xơ vữa tổn thương động mạch vành.
- Tránh thức ăn chiên xào, hạn chế mỡ, nhất là mỡ động vật.
- Hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông… vì Natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao.
- Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…
- Kiêng dùng các thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh (bột mỳ, các loại bánh ngọt...) vì chúng làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Khi đại tiện khó khăn huyết áp sẽ tăng, từ đó có nguy cơ xuất huyết não.
- Không nên hoạt động nhiều ngoài trời để phòng giãn mạch quá mức gây nên tình trạng tụt huyết áp.
6. Lời khuyên của bác sĩ
- Giới hạn lượng muối đi vào cơ thể.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ trung bình.
- Kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.
- Giảm tối đa lượng bia rượu và các chất kích thích đưa vào cơ thể.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Bạn nên uống từ từ và kiểm soát dạ dày của mình.
- Không tắm bằng nước quá lạnh.
- Tránh việc hoạt động ngoài trời quá lâu.
Bệnh cao huyết áp mùa hè rất nguy hiểm. Chính vì vậy bạn cần phòng ngừa và chữa trị khoa học để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là trong lúc thời tiết nắng nóng này. Hãy chăm lo cho sức khỏe của chính bạn và gia đình được mạnh khỏe để cả nhà đều vui các bạn nhé.
Chi Lê tổng hợp