Bé tập nói các con vật - 4 cách hay dạy con bố mẹ nên tham khảo

Bài học bé tập nói con vật được xem là bài học cơ bản đầu tiên khi bé bắt đầu tập nói, mà hầu như bé nào cũng phải trải qua. Bố mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu thêm về chủ đề này, qua 4 cách dạy khá dễ sau đây, để giúp các bé tập nói nhanh và chuẩn xác nhé!

banner ads

1. Quan sát những mối quan tâm và con vật yêu thích của trẻ

Thời điểm được xem là hợp lí để dạy bé tập nói con vật là ngay sau khi bé đã nói được các nguyên âm, phụ âm và các từ 2 âm tiết đơn giản như: baba, mama, kaka… Lúc này bé khoảng 9 – 11 tháng, bố mẹ có thể áp dụng một số cách dạy bé tập nói con vật dưới đây:

Mẹ đừng nghĩ trẻ con không biết thế nào là yêu ghét. Thật ra, ngay từ trong bụng mẹ bé yêu nhà bạn đã biết “yêu cái gì hơn”, “thích cái nào hơn” hoặc “ghét cái nào hơn”… Mặc dù bé không thể diễn đạt điều đó thành lời nhưng thông qua việc bé mỉm cười, tức giận hay bé khóc thét mẹ có thể biết bé yêu, ghét điều gì.

Con bò
Con bò - một trong những con vật rất ấn tượng với trẻ đang ở độ tuổi tập nói. Ảnh Internet

Đối với trẻ con, điều gì có ấn tượng mạnh hơn sẽ được bé dễ tiếp thu hơn. Nên khi dạy bé tập nói con vật, mẹ nên quan sát thái độ, cử chỉ của bé khi nhìn thấy con vật nào đó, để xác định con vật mà bé yêu thích. Từ đó, mẹ ưu tiên dạy bé tập nói con vật đó trước, lặp đi lặp lại nhiều lần để bé có thể làm quen với việc tập nói và có hứng thú với các bài học của mẹ.

2. Đọc và hát kết hợp

Khoa học đã chứng minh, con người dù ở độ tuổi nào, việc học hết hợp giữa đọc và hát sẽ khiến não bộ tiếp thu nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Đối với trẻ sơ sinh, điều này là đặc biệt cần thiết khi các bé chưa thể hiểu hết ý nghĩa của ngôn từ, thì các giai điệu sẽ là con đường khác dễ đi nào não bộ của bé hơn.

dạy bé tập nói con vật
Cho bé xem các bài hát về động vật giúp bé mau biết nói tên các con vật hơn - Ảnh Internet

Khi dạy bé tập nói  các con vật, mẹ nên kết hợp giữa việc gọi tên, mô tả thành lời kết hớp với hát các bài hát liên quan đến các con vật đó. Hai hoạt động này diễn ra song song cùng lúc sẽ khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ và giúp trẻ tiếp cận với nhiều từ ngữ, cấu trúc câu khác nhau, khi lặp đi lặp lại, trẻ sẽ nhớ và tập được.

3. Dạy bé tập nói con vật bằng những ngôn ngữ ký hiệu đơn giản

Các loại ngôn ngữ kí hiệu đơn giản như “có”, “không”, gật đầu, lắc đầu, vẫy tay… sẽ tạo cho bé một cách khác để truyền đạt những điều mình thích. Do đó, khi dạy bé tập nói con vật, mẹ có thể bắt đầu bằng “con có thích con mèo không?”, “con mèo đi như thế nào con nhỉ?”, “con mèo kêu meo meo phải không?”… Mẹ chỉ cần hỏi và bé trả lời “có”, “không”, gật đầu, lắc đầu… Áp dụng cách này một thời gian, qua cách bắt chước và quan sát cử động miệng cũng như lắng nghe âm thanh từ mọi người xung quanh, bé sẽ hình thành phản xạ trả lời mẹ nhiều hơn những ngôn ngữ kí hiệu như bé có thể gọi tên con vật hay mô phỏng tiếng kêu của chúng.

Con chó con mèo
Mẹ có thể thường xuyên kiểm tra bé bằng việc nhắc lại tiếng kêu của các con vật rất gần gũi như chó và mèo. Ảnh Internet

4. Yêu cầu bé diễn đạt và giải thích

Khi bé đã biết gọi tên, mô phỏng tiếng kêu hay hoạt động của con vật nào đó. Mẹ có thể ôn bài giúp bé bằng cách yêu cầu bé diễn đạt và giải thích lại những điều bé được học như mẹ sẽ hỏi "Con mèo nó kêu làm sao con?", “Con mèo có mấy chân con nhỉ?”, “con mèo có lông màu gì?”… Việc yêu cầu bé lặp lại những gì đã được nghe được xem là cách để thúc đẩy quá trình bé giao tiếp và tăng cường sự hiểu biết cũng như vốn từ vựng của bé.

Hy vọng, với 4 cách dạy bé tập nói con vật trên đây, bé nhà bạn sẽ sớm gọi tên được những người bạn của chúng để hoàn thành bài học đầu tiên trong quá trình tập nói của mình.

Ngọc Hoài tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI