1. Bé tập đi hay bị ngã, mẹ phải giám sát bé liên tục để xử trí đúng cách
Dĩ nhiên, bé tập đi hay bị ngã là điều chắc chắn không tránh được - điều này tất cả người lớn chúng ta đều biết. Thực tế, dù mẹ có giám sát bé liên tục hay không thì bé vẫn sẽ bị ngã khi tập đi. Tuy nhiên, nếu mẹ giám sát bé liên tục và có thể giúp bé xử lí kịp thời, đúng lúc, đúng cách trong tình huống bé bị ngã, điều này rất tốt cho trẻ. Ví dụ như bé ngã đau và khóc, nếu mẹ thấy được quá trình, hiểu lý do, có mặt kịp thời và an ủi bé đúng lúc, bé sẽ cảm thấy an tâm, bớt lo sợ hơn.
Hơn nữa, khi mẹ giám sát sẽ hiểu được tình huống để phân tích, chỉ dạy cho con, con sẽ có kinh nghiệm hơn, ghi nhớ, cẩn thận và chú ý hơn trong mỗi bước đi của mình.
Ngoài ra, việc mẹ có mặt kịp thời tại nơi bé bị ngã, cũng góp phần làm hạn chế những biến chứng đáng tiếc xảy ra nếu bé bị ngã gãy xương, đập đầu hay chấn thương…
2. Luôn cảnh giác và đề phòng khi bé ở trên cao so với mặt đất
Bé đang trong độ tuổi tập đi và mẹ biết bé tập đi hay bị ngã thì mẹ nên cảnh giác hơn khi để bé một mình trên giường, trên ghế hay bất kì mặt phẳng nào cao hơn mặt đất. Khi cho bé ngồi trên ghế, mẹ nên sử dụng đai an toàn, hoặc chú ý để chắc rằng con luôn trong tầm tay nâng đỡ của mình. Mẹ cần tránh cho bé chơi một mình ngoài ban công. Nếu nhà có cầu thang, mẹ nên dùng những thanh chặn cầu thang, thanh chặn cửa khi nhà có bật cửa lên xuống, để giữ an toàn cho bé.
3. Đóng tất cả các loại cửa trong nhà
Bé đã lẫm chẩm biết đi và bé có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác mà mẹ không thể lường trước được. Để tránh trường hợp bé bị ngã khi tập đi do cố len lỏi qua những khe hở dù là rất nhỏ của các cửa phòng, mẹ nên đóng hết mọi cửa trong nhà lại, kể cả những ô cửa nhỏ mà bé có thể chui qua. Ngoài ra, mẹ cần đặc biệt chú ý đề phòng những đồ vật kê gần cửa sổ vì chúng sẽ là “đồng lõa” giúp bé trèo lên, để tiếp cận với cửa sổ dễ dàng hơn.
3. Sử dụng các vật dụng để làm giảm sự trơn trượt
Hầu hết các loại gạch sàn nhà hiện nay đều rất bóng và trơn dễ khiến bé tập đi hay bị ngã. Do đó, nếu nhà bạn có bé đang trong độ tuổi tập đi loanh quanh khắp nhà, bạn nên dùng những miếng thảm lót hoặc xốp lót . Cách này nhằm giảm tình trạng trơn, trượt trong nhà tắm, nhà bếp hay sàn nhà - bất cứ nơi nào bé có thể đi qua, để phòng trường hợp ngã bé bị ngã. Hơn nữa, những miếng thảm, miếng xốp này còn có tác dụng giúp bảo vệ bé khi bị ngã, làm hạn chế lực tiếp xúc của bé với sàn nhà, giúp bé đỡ đau và đỡ trầy xước hơn.
4. Đặc biệt cẩn thận với các loại xe tập đi của bé
Xe tập đi của bé có nhiều bánh tròn và rất dễ lao đi do chân bé chưa chạm tới đất không thể điều khiển xe kịp thời. Do đó, để tránh tình trạng bé tập đi hay bị ngã, mẹ nên hết sức cẩn thận khi cho bé dùng xe tập đi. Dự trù các trường hợp bé có thể ngã khỏi xe tập đi hoặc lộn nhào xuống cầu thang cùng với xe tập đi , để có cách đề phòng trước.
5. Kiểm tra "địa bàn" chơi của bé
Bé có thể vừa chơi vừa tập đi trong lúc chơi, do đó để hạn chế tình trạng bé tập đi hay bị ngã lúc chơi, mẹ nên kiểm tra kĩ càng “địa bàn” chơi của bé trước khi cho bé bày biện đồ chơi. Tránh cho bé chơi ở những nơi có bề mặt dễ ngã, bề mặt gồ ghề nhiều đất đá và chướng ngại vật. Nên cho bé chơi ở những bề có mặt bằng gỗ, cát mịn hoặc cao su mềm, phẳng và dọn dẹp gọn gàng nhất những đồ vật có thể gây nguy hiểm trong tầm tay bé, để bé có thể thoải mái vui chơi, mà mẹ không cần phải “nơm nớp” lo sợ.
Bé tập đi hay bị ngã dù là chuyện đương nhiên và bình thường, song với cách đề phòng, xử trí đúng đắn của người lớn, chắc chắn hạn chế được rủi ro có thể có. Hy vọng với những chia sẻ tên, sẽ giúp mẹ không chỉ hạn chế tình trạng bé tập đi hay bị ngã, giúp quá trình tập đi của bé trở nên “bằng phẳng”, ít tổn thương hơn, mà còn góp phần giúp bé nhận thức về nhiều điều hữu ích khác, trong quá trình bé tập đi - khám phá thế giới xung quanh mình.
Ngọc Hoài tổng hợp