Bé ho nhiều và những điều phụ huynh phải lưu ý

Bé ho nhiều khiến các phụ huynh hết sức lo lắng, nhất là khi tình trạng này đi kèm các bệnh khác thì bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện ho gắn với bệnh ở trẻ sơ sinh thường rất khó nhận biết, không rõ rệt và bố mẹ hay bỏ sót. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi kỹ lưỡng tình trạng của bé để có thể hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó có cách chăm sóc, điều trị hợp lý nhất.

banner ads
 bé ho nhiều có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau
Bé ho nhiều có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau - Ảnh Internet

1. Bé ho nhiều, khàn tiếng

Khi thấy bé ho nhiều và bị khàn tiếng, các mẹ nên kiểm ra xem tình trạng này diễn ra như thế nào trong ngày (tức là số lần ho, thời gian ho của bé vào ban ngày hay ban đêm là chủ yếu). Thông thường, khi bé ho nhiều, ho khàn tiếng kèm theo ngạt mũi, thở rít, thì lúc này bé đã bị viêm phế quản cấp. Bệnh này thường gặp ở các bé sơ sinh từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Cách chăm sóc tốt nhất khi nhóc yêu nhà mình có những biểu hiện trên là, các mẹ hãy vặn vòi nước nóng để hơi nước tỏa ra trong phòng tắm và cùng ngồi với bé khoảng 15 – 20 phút. Không khí ẩm trong phòng sẽ giúp bé dễ chịu, dễ thở hơn. Ngoài ra, các mẹ còn phải cho bé uống nhiều nước để góp phần làm sạch đường thở, đồng thời tránh trường hợp sốt gây mất nước. Tuy nhiên, nếu bé vẫn khó thở, ho nhiều, rít nặng, dồn dập thì bố mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay để được điều trị đúng cách.

 bé ho nhiều khàn tiếng do viêm phế quản
Bé ho nhiều, khàn tiếng có thể là do viêm phế quản - Ảnh Internet

2. Bé ho nhiều, có đờm

Khi thấy bé ho nhiều, có đờm, kèm theo tình trạng sổ mũi, viêm họng, mắt kèm nhèm và lười bú, biếng ăn, các mẹ nên chú ý, chăm sóc bé cẩn thận vì có thể bé đã bị cảm lạnh.

Nếu bé bị sốt, chảy mũi xanh nhiều ngày thì có thể bé đã bị viêm xoang, các bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Trường hợp con bạn còn quá nhỏ, các mẹ hãy nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và dùng dụng cụ hút mũi  để làm sạch chất nhầy, giúp bé giảm ho. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng máy phun sương mát và tắm nước ấm cho bé. Lưu ý rằng, các mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho các bé uống bất kỳ loại thuốc nào, kể cả sirô ho, khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

 bé ho nhiều chảy mũi do viêm xoang
Bé ho nhiều, chảy mũi xanh có thể là do viêm xoang - Ảnh Internet

3. Bé ho nhiều, ho khan ban đêm

Tình trạng bé ho nhiều, ho khan ban đêm và khi vận động nhiều có thể là do hen phế quản, một bệnh mạn tính khiến các đường ống dẫn khí trong phổi (phế quản) bị viêm và co thắt, tiết ra nhiều chất nhầy. Ngoài ra, khi các bé ho nhiều khi gắng sức, dị ứng, cảm lạnh hoặc gặp không khí lạnh, các mẹ cũng phải đặc biệt chú ý. Nếu các nhóc tì còn nhỏ hoặc gầy, bố mẹ có thể nhận thấy lồng ngực bé lõm xuống rõ rệt khi thở. Bố mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ bé bị hen, đồng thời phải gọi cấp cứu ngay nếu bé bị khó thở nhiều hoặc không thể nói, không ăn uống được.

 bé ho nhiều ho khan do hen
Bé ho nhiều, ho khan có thể là do hen phế quản - Ảnh Intetrnet

4. Bé ho nhiều, mệt lả

Khi phát hiện bé ho nhiều, mệt lả đến mức không muốn vận động, kèm theo sốt cao, đau cơ và sổ mũi, các mẹ có thể nghĩ đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của bé là do bé đã bị cúm đấy mẹ ạ. Các mẹ thường không nhận ra khi bé vừa bệnh vì thời gian ủ bệnh của cúm diễn ra khá dài. Bé có thể bị nhiễm virus chỉ với vài giọt dịch tiết nhỏ qua hơi hắt xì của người nào đó tan vào không khí. Lúc này, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước, uống acetaminophen hoặc uống ibuprofen (nếu bé trên 6 tháng tuổi) cùng với thức ăn hoặc sữa để hạ sốt và giảm đau theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

 bé ho nhiều mệt lả do bị cúm
Bé ho nhiều, mệt lả có thể là do bé đã bị nhiễm virus cúm - Ảnh Internet

5. Bé ho nhiều, tiếng rít, khò khè

Nếu các bé ho nhiều, tiếng khò khè , tiếng rít kèm theo thở nhanh, khó chịu, rất có thể bé đã bị viêm tiểu phế quản. Đây là một bệnh nhiễm trùng ở các tiểu phế quản – những đường ống dẫn khí nhỏ nhất ở phổi, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những tháng mùa đông. Khi thấy con mình có những biểu hiện này, các bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để đưa thăm khám, điều trị đúng cách. Thông thường, bé sẽ được cho nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Trường hợp nặng, bé sẽ được yêu cầu nhập viện để được thở oxy, truyền dịch, hoặc dùng kháng sinh...

 bé ho nhiều khò khè do viêm tiểu phế quản
Bé ho nhiều, khò khè có thể là do bé bị viêm tiểu phế quản - Ảnh Internet

Bé ho nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, nên khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi, hay môi trường tiềm ẩn virut gây bênh, các con rất dễ bị ho, kèm theo sốt và sổ mũi, thậm chí có bé bị ho nhiều ngày và trong một tháng nhiều lần như vậy. Từ việc cung cấp những thông tin cần thiết về các kiểu ho phổ biến của trẻ sơ sinh như trên, Yeutre.vn hy vọng có thể giúp các mẹ có những nhìn nhận cụ thể về tình trạng bé yêu nhà mình, để có hướng xử trí khi bé bị ho và bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn.

Mỹ Tiên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI