Bé 2 tháng tuổi bị ho là vấn đề thường gặp, đôi khi kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Các kiến thức sau đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng này, từ đó có thể xử lý đúng đắn khi con mình bị ho.
1. Giới thiệu phản xạ ho
Tình trạng bé 2 tháng tuổi bị ho không phải là hiếm. Thông thường, ho là phản xạ có lợi của cơ thể bé nhằm mục đích:
- Bảo vệ cơ thể khi có sự tấn công do bé hít phải các phân tử từ môi trường bên ngoài
- Nhằm giới hạn, ngăn chặn sự xâm nhập đột ngột của các dị vật.
- Tham gia vào việc di chuyển và tống xuất các dịch tiết bất thường bên trong đường thở của bé.
- Tuy nhiên, khi bé 2 tháng tuổi bị ho, rất có thể đây là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp, tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản)…
2. Phân loại ho
Tình trạng bé 2 tháng tuổi bị ho, thường được chia thành 2 dạng là ho cấp tính và ho kéo dài.
2.1 Ho cấp tính
Bé 2 tháng tuổi bị ho được cho là cấp tính khi tình trạng ho xảy ra dưới 3 tuần và thường do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Nhiễm trùng hô hấp trên: viêm họng, viêm amydan, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm thanh khí quản (ho nhiều).
- Nhiễm trùng hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.
- Dị vật
- Dị ứng
2.2 Ho kéo dài
Bé 2 tháng tuổi bị ho kéo dài có thể là do các nguyên nhân như:
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Dị tật bẩm sinh đường dẫn khí
- Nhiễm trùng
- Tim bẩm sinh
- Hen phế quản
3. Điều trị khi bé 2 tháng tuổi bị ho
Khi bé 2 tháng tuổi bị ho, các mẹ cần xác định được những vấn đề sau đây để cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ, từ đó có cách chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, hiệu quả nhất cho bé của mình.
Trước tiên, các mẹ cần xác định được bé 2 tháng tuổi bị ho bắt đầu từ lúc nào, cách đây bao lâu. Sau đó, các mẹ theo dõi tính chất ho tức là xem bé nhà mình bị ho theo dạng cơn dài hay ngắn, có kèm theo biểu hiện đỏ mặt hay là ho ra máu, ho kỳ lạ, biến mất lúc ngủ không.
Các mẹ xác định các triệu chứng đi kèm khi bé 2 tháng tuổi bị ho, xem các bé có biểu hiện thở khò khè , thở khó, thở gấp gáp hay nôn ói gì không. Cuối cùng, xác định yếu tố tác động gây ho cho bé, nghĩ nhiều đến nguyên nhân từ cảm lạnh , môi trường khói bụi, tiếp xúc các vật nuôi…
Để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ không nên tự điều trị ở nhà, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh mà nên đưa bé đến bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để bé được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh hậu quả không mong muốn xảy ra.
Có thể nói, bé 2 tháng tuổi bị ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng vô cùng sốt ruột khi thấy bé yêu nhà mình gặp phải tình trạng này, nhất là khi những cơn ho kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Yeutre.vn hy vọng rằng bài viết trên đây cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc bé 2 tháng tuổi bị ho, giúp các bố mẹ luôn bình tĩnh không lo lắng thái quá, lại có thêm cơ sở, chăm sóc con yêu tốt hơn. Chúc các mẹ và bé luôn vui khỏe, thành công.
Mỹ Tiên tổng hợp