Giải mã hiện tượng hay mút tay ở trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi

Mút tay là một trong những hành động phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mà đôi khi mẹ không biết vì sao trẻ lại mút tay và trẻ đang ám chỉ điều gì? Hãy cùng tìm hiểu hiện tượng thú vị này ở trẻ nhé.

banner ads

1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi mút tay

tre so sinh mut tay
Trẻ mút tay là hiện tượng bình thường

Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh trẻ sơ sinh đang mút tay, thậm chí khi mút tay trẻ có vẻ rất hài lòng và thích thú. Đôi khi một số bà mẹ lý giải rằng, trẻ đang thèm "ti" mẹ nên mút tay để ra ám hiệu trẻ muốn được bú. Một số khác thì cho rằng trẻ đang thèm ngủ và muốn được mẹ vỗ về khi ngủ.

Nhìn chung, mút tay ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường không có gì đáng lo lắng. Theo các bác sĩ, điều này cho thấy não bộ trẻ đang phát triển bình thường và đúng thời điểm. Do đó, mẹ nên thấy mừng vì trẻ đang mút tay trong giai đoạn này, nó báo hiệu trẻ phát triển bình thường như mọi đứa trẻ khác.

Điều cần làm lúc này là mẹ hãy vệ sinh tay chân cho bé thật sạch sẽ để khi bé mút tay, bé sẽ không bị vi khuẩn xâm nhập vào đường miệng và gây bệnh. Nếu trẻ mút tay cả lúc bú mẹ thì mẹ hãy tương tác da kề da với trẻ trước 10 phút để bé tập trung bú mẹ hơn, nhờ vậy sữa sẽ xuống đều hơn.

2. Trẻ mút tay khi hơn 6 tháng tuổi

banner ads

Khi trẻ lớn dần, hiện tượng mút tay bắt đầu giảm dần, tuy nhiên, nó vẫn được tiếp tục duy trì ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên và kéo dài hơn 1 tuổi. Mặc dù ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy trẻ mút tay ít đi và khi mút tay trẻ đều ám chỉ một điều gì đó.

- Bé mút tay do thói quen ở giai đoạn trước vẫn còn và chưa bỏ được. Hoặc có thể bé phát triển kỹ năng này chậm hơn so với các bé khác nên tới 6 tháng mới xuất hiện hiện tượng mút tay. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần lo lắng, trẻ tuy phát triển chậm hơn về kỹ năng nhưng không có nghĩa sẽ kém thông minh hơn.

tre mut tay
Trẻ mút tay khi không muốn ăn nữa

- Trẻ mút tay khi không muốn ăn nữa, trẻ cũng có thể cho nguyên bàn tay vào miệng và lắc đầu ám hiệu không muốn ăn thêm nữa. Nếu thấy dấu hiệu này lúc đang ăn, mẹ hãy ngừng cho bé ăn và cho bé ăn lại sau 30 phút nếu bé ăn ít. Hoặc mẹ kiểm tra xem răng miệng bé gặp vấn đề gì không như mọc răng, nấm...

- Bé mút tay vì muốn làm nũng, trong trường hợp này mẹ hãy kiểm tra xem miệng bé có vấn đề gì không nếu không có thì hãy bế và ôm bé. Mẹ sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ và an toàn.

3. Khi nào trẻ hết mút tay?

Phần lớn, trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1 - 2 tuổi, nhưng vẫn có 15% trẻ mút tay cho đến tận 4 tuổi. Nguyên nhân có thể do trẻ thích mút tay hoặc do bị stress và mút tay là phản xạ tự nhiên để làm bản thân cảm thấy dễ chịu, thư giãn, giảm cơn đói.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, khi mút tay, não trẻ sẽ tiết ra chất endophin giúp cơ thể thư giãn và tạo cảm giác thích thú, tương tự như trẻ được ăn món ăn mà trẻ yêu thích. Nhìn chung, từ 3 - 5 tuổi trẻ sẽ không còn mút tay nữa.

Nếu thấy trẻ có hiện tượng mút tay kèm theo cáu gắt, khó chịu thì hãy kiểm tra xem trẻ có bị bệnh hay đói, nóng hay lạnh không nhé. Mọi bất thường về hành động của trẻ cần được đưa đi kiểm tra để có thể điều trị kịp thời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI