Bật mí 12 bí mật thú vị về trẻ sơ sinh khiến mẹ ngạc nhiên, tìm hiểu ngay nhé!

banner ads

Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn biết một số bí mật thú vị về trẻ sơ sinh mà có khi mẹ chưa biết tới.

1. Trẻ sơ sinh biết mình phải làm gì

tre so sinh co kha nang nhan ra me
Trẻ sơ sinh biết mình phải làm gì

Chắc hẳn trải qua thời gian sinh nở bạn vẫn vô cùng thắc mắc tại sao khi đặt bé lên người hoặc nằm cạnh mẹ, bé sẽ có cử động rúc hoặc tìm tới ti mẹ. Lúc này, bạn sẽ thấy miệng bé như miệng của những chú chim non đang đợi mẹ mớm mồi. Một nghiên cứu của các chuyên gia Thụy Điển năm 1987 đã đưa ra thuật ngữ “Bản năng tìm vú” để khẳng định một đứa trẻ mới ra đời hoàn toàn có thể tự tìm tới vú của mẹ để bú. Khi em bé vừa chào đời, được vệ sinh sạch sẽ, y tá sẽ đặt bé lên ngực mẹ để được da tiếp da và nếu quan sát bạn sẽ thấy em bé sẽ từ bò, trườn đến ngực mẹ và ngậm ti mẹ cũng bú có hành động bú mút.

2. Trẻ sơ sinh có khả năng nhận ra mẹ

Ở trong bụng mẹ được bảo vệ bằng bọc nước ối nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài và âm thanh thân thuộc nhất chính là giọng nói của mẹ. Mặc dù khi ra đời, trẻ sẽ cần nhiều thời gian để học nói nhưng về khả năng nghe, trẻ hoàn toàn có thể nhận biết được giọng nói của mẹ mình ngay sau khi chào đời.

3. Trẻ sơ sinh không có nước mắt

Bạn đừng nghĩ rằng trẻ không khóc, thực tế thì trẻ sơ sinh khóc nhiều, khóc ngay từ khi lọt lòng mẹ nhưng sẽ có nhiều trẻ không có nước mắt trong những tháng đầu mới sinh. Lý do làthời gian đầu sau sinh tuyến lệ của trẻ chưa hoạt động hoàn chỉnh. Lúc này tuyến lệ chỉ đủ để bôi trơn, giữ cho đôi mắt của con thoải mái chứ chưa thể tuôn trào thành giọt nước mắt. Đây là hiện tượng bình thường.

4. Trẻ sơ sinh hầu hết đều bị rụng tóc

be co nhieu xuong hon nguoi lon
Trẻ sơ sinh hầu hết đều bị rụng tóc

Phần lớn các bé đều bị rụng tóc trong giai đoạn mới chào đời ở tầm khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi để thay tóc mới. Sau đó, tóc mới sẽ mọc để thay cho tóc bị rụng. Nếu bé có “cứt trâu” thì “cứt trâu” có thể làm bé bị rụng tóc và kìm hãm tóc mới phát triển. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại vì “cứt trâu” có thể tự biến mất hoặc mẹ dùng các cách trị cứt trâu cho bé. Bởi vậy, sau một khoảng thời gian, tóc mới của bé sẽ mọc lại. Đối với nhiều bé, phải mất khoảng một năm (tức là tới khi bé được một tuổi) thì mới thấy tóc mọc tốt và không còn bị rụng như trước.

5. Bé không thể tự duỗi ngón tay

Trẻ sơ sinh không thể tự duỗi được các ngón tay ra tự nhiên như người lớn. Các bé thường nắm chặt tay lại, kể cả khi bạn uốn ngón tay bé ra, nó cũng tự động cụp trở lại ngay sau đó.

Nguyên nhân là do khả năng điều khiển của não bộ vẫn còn thô sơ nên trẻ sơ sinh không thể tự xòe bàn tay ra được.

6. Bé vừa sinh ra đã bị cận thị

Trẻ sinh ra đã có một khả năng trực quan đầy đủ để nhìn ngắm các đối tượng và màu sắc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chỉ nhìn được ở khoảng cách gần, các đồ vật ở xa sẽ bị mờ nhòe và trẻ sẽ không nhìn rõ như người cận thị. Các bé có thể nhìn thấy rõ nét các hình khối trong khoảng cách 20 - 40cm. Bé đặc biệt thích nhìn vào khuôn mặt người hơn là các hình dạng khác. Tuy nhiên, phải mất vài tháng thì tầm nhìn của trẻ sơ sinh mới phát triển đầy đủ.

7. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các mùi vị

Trẻ sơ sinh nhạy cảm với mùi vị

Trước khi nhận mặt được mẹ, khả năng phát triển mùi của trẻ rất tốt, bằng chứng trẻ có thể tìm được vú mẹ rất nhanh nhờ khứu giác. Khả năng hưởng ứng mùi vị của trẻ sơ sinh chứa đựng nhiều bí ẩn đến nay khoa học vẫn chưa tường hết.

8. Số lần trẻ sơ sinh cười gấp 50 lần người lớn

Trung bình một ngày bé sơ sinh cười khoảng 300 lần/ ngày, trong khi bố mẹ chỉ cười khoảng 60 lần/ ngày. Đây phải chăng là một trong những lý do tại sao người lớn chúng ta lại cứ thích quay lại thời thơ ấu.

9. Bé có nhiều xương hơn người lớn

Người lớn chúng ta thường nghĩ rằng mình có số lượng xương trên người nhiều hơn trẻ sơ sinh bởi vì cơ thể chúng ta đã lớn. Nhưng thực tế, điều này là hoàn toàn không chính xác. Bởi khi sinh ra, trẻ sơ sinh có 270 cái xương và khi trưởng thành thì giảm xuống còn 206. Lý do của việc số lượng xương giảm đi như vậy là do càng lớn lên thì xương của chúng ta sẽ liên kết với nhau thành một khối dần tạo nên hệ thống xương.

10. Trẻ sơ sinh không có đầu gối

Nghe có vẻ vô lý đúng không? Nhưng điều này hoàn toàn chính xác đấy nhé. Trẻ sơ sinh được sinh ra với sụn chủ yếu ở đầu gối. Bộ phận này sẽ không thay đổi cho đến khi bé tầm 6 - 7 tháng tuổi tập bò.

11. Xương bánh chè của của bé cấu tạo hoàn toàn bằng sụn

tre so sinh
Trẻ sơ sinh không có xương bánh chè

Sau khi sinh ra, xương bánh chè của bé phải được gọi là sụn bánh chè mới đúng, bởi chúng cấu tạo hoàn toàn từ sụn. Thậm chí cả với bé đã được một tuổi khi chụp X-quang, hình ảnh xương bánh chè vẫn chưa hiển thị. Phải đến khi bé được 3 tuổi trở lên, phần sụn này mới dần dần được thay thế bằng xương.

12. Tất cả các bé sinh ra đều biết bơi

Bí mật này nghe có vẻ vô lý, nếu các bé sơ sinh mới sinh ra đều bết bơi thì tất cả mọi người đều phải biết bơi khi lớn lên chứ?

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tất cả các bé sinh ra đều có khả năng bơi lội, điều này có liên quan đến khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày bé trôi nổi trong môi trường nước ối trong bụng mẹ và khả năng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi bé chào đời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI