Bài cúng đưa ông Táo về trời 2020 đầy đủ nhất

Bài cúng đưa ông Táo về trời là một phần tín ngưỡng thờ cúng dân gian được lưu truyền ở nước ta qua nhiều thế hệ. Tín ngưỡng này nhằm mục đích thờ cúng các vị thần cai quản bếp núc trong các gia đình. Cứ tới ngày 23/2 âm lịch, các gia đình sẽ làm mâm cơm tiễn ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng. Vậy bạn đã nắm được báo cúng đưa ông Táo về trời mới và đầy đủ nhất năm 2020 chưa? Hãy cùng Yeutre.vn tham khảo ngay sau đây nhé. 

banner ads
Bài cúng đưa ông Táo về trời
Cúng đưa ông Táo về trời là tín ngưỡng dân gian được người Việt lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ảnh Internet 

1. Bài cúng đưa ông Táo về trời cần chuẩn bị lễ vật gì?

Một mâm lễ vật cúng ông Táo về trời đầy đủ theo truyền thống dân gian bao gồm:

  • 3 chiếc mũ vàng mã dành cho 2 ông Táo và 1 bà. Mũ dành cho các ông Táo được thiết kế bao gồm hai cánh chuồn, mũ Táo bà thường không được thiết kế cánh chuồn. Các loại mũ này được trang trí với các gương dạng tròn lóng lánh cùng các dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
  • Đồ vàng mã:  bao gồm mũ, áo, hia cùng các thoi vàng mã. Các đồ vàng mã này gia chủ sẽ đốt sau khi hoàn thành lễ cúng đi kèm bài vị cũ. Sau đó gia chủ sẽ tiến hành lập bài vị mới cho Táo quân. 
Mũ ông Táo
Mũ mã cúng ông Táo là lễ vật không thể thiếu. Ảnh Internet 
  • Gà luộc (gà mới tập gáy) : Theo tục xưa tại các gia đình có trẻ nhỏ thường cúng Táo quân cùng một con gà luộc. Điều này với ngụ ý Táo quân xin Ngọc Hoàng Thượng Đế giúp cho đứa trẻ sau này lớn lên mang nhiều nghị lực, sinh khí hiên ngang như chú gà này. Hiện nay nhiều gia đình hiện đại trong bài cúng đưa ông Táo về trời đã loại bỏ lễ vật này.
  • Cá chép : Tại miền Bắc, bà con quan niệm cá chép chính là phương tiện đưa Táo quân về chầu trời. Người ta thực hiện cúng một con cá chép sống trong chậu nước với ngụ ý cá chép sẽ biến thành Rồng đưa Táo về trời. Sau đó, cá chép sẽ được gia chủ phóng sinh bằng cách thả xuống ao, hồ sau khi cúng. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung, gia chủ thường cúng một con ngựa giấy với với yên, cương đầy đủ. Tại miền Nam người, người dân nơi đây đơn giản hơn trong lễ cúng với mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
  • Lễ chay, lễ mặn : Tùy thuộc điều kiện kinh tế gia đình, bên cạnh các lễ vật chính trên, gia chủ còn làm lễ mặn với các đồ như xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng… Nhiều gia đình thực hiện cúng lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc… để tiễn Táo quân. 
Mâm cỗ cúng ông Táo
Lễ vật cúng ông Táo về trời có sự thay đổi theo từng vùng miền khác nhau. Ảnh Internet 

2. Bài cúng đưa ông Táo về trời thực hiện khi nào?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời. Theo đó, ông Táo sẽ lên báo cáo Ngọc hoàng vào trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Do đó, bài cúng đưa ông Táo về trời sẽ được thực hiện tùy thuộc điều kiện thời gian của từng gia đình. Gia chủ có thể tiễn ông Táo lên chầu vào ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, gia chủ thực hiện thắp hương và khấn vái. Khi hương đã tàn, gia chủ thực hiện thắp thêm một tuần hương nữa. Thực hiện lễ tạ sau đó thực hiện hóa vàng mã, thả cá ra khu vực hồ, ao, suối,...để thả cá làm phương tiện chở ông Táo lên chầu Trời.

Tục tiễn ông Táo về trời là phong tục từ lâu đời của Việt Nam trong thời điểm cuối năm. Đây chính là thời điểm quan trọng các gia đình tiễn ông Táo lên trình bày với Ngọc Hoàng các vấn đề vừa qua trong năm. Đồng thời kính xin Ngọc Hoàng giúp đỡ gia chủ bắt đầu một năm mới với nhiều thuận lợi mới. Do đó, tín chủ cần quan tâm tới các vật phẩm cúng trong ngày đưa ông Táo về trời, thủ tục cúng ông Táo đầy đủ chu đáo, để tỏ rõ thành ý của mình.  

Mâm lễ cúng ông Táo chu đáo
Mâm lễ cúng ông Táo chu đáo cũng là một cách thể hiện sự thành ý của gia chủ. Ảnh Internet 

3. Gợi ý bài cúng đưa ông Táo về trời đầy đủ nhất

3.1. Bài cúng đưa ông Táo về trời 1

Bài văn đưa ông Táo về trời trong ngày 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - của NXB Văn hóa Thông tin như sau:

“Nam mô a di đà Phật (đọc 3 lần)

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương Phật, Chư Phật 10 phương ngụ tại (địa chỉ), kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Hôm nay ngày (ghi rõ ngày), gia chủ chúng con là (nêu rõ họ tên gia chủ). Ngụ tại (Đọc rõ địa điểm đang sinh sống).

Hôm nay ngày 23 tháng 12 âm lịch, gia chủ chúng con thành tâm sắm lễ hương hoa, xiêm hài áo mũ, kính dâng chư vị tôn thần. Tín chủ con xin thắp nén tâm hương thành tâm kính bái. Kính mời các ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân về chứng giám đồng hưởng thụ lễ vật của gia chủ chúng con.

Xin cúi đầu tôn thần ân xá tội cho các lỗi lầm tín chủ chúng trong phạm phải trong năm qua. Cúi xin Tôn thần ban phước lành cho gia chủ, độ trì cho toàn gia chúng con luôn được sức khỏe dồi dào. Năm mới tới vạn sự hanh thông, an khang thịnh vượng, tốt lành và như ý.

Chúng con xin tâm thành dâng lễ kính mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật (3 lần)”

Sau khi thực hiện bày lễ, gia chủ thực hiện thắp hương và khấn vái. Sau đó, gia chủ chờ hương tàn thì thực hiện thắp thêm một tuần hương nữa. Sau đó, gia chủ thực hiện khâu lễ tạ, hóa vàng đồng thời thả cá chép ra hồ, sao, sông để cá trở ông Táo lên chầu trời. 

Ông lão cúng ông Táo
Khi thực hiện bài cúng đưa ông Táo về trời, gia chủ cần thành tâm. Ảnh Internet 

3.2. Bài cúng đưa ông Táo về trời 2

Đây là bài khấn nôm được lưu truyền trong dân gian (Theo Nguyễn Thị Nhi - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam):

“Hôm nay là ngày, tháng, năm (nêu rõ ngày, tháng, năm âm lịch). Tín chủ con là (nêu rõ họ tên) cùng toàn gia ở tại (nêu rõ địa chỉ).

Con xin kính lạy các vị đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân, Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần, kính lạy Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Hôm nay gia chủ chúng con sửa lễ bạc dâng các ngài. Chúng con xin cảm tạ phúc nhờ các vị Thần phù hộ, kính mong các ngài tâu bẩm Ngọc Hoàng giúp cho chúng con:

Bếp trong nếp sống được hòa thuận bên ngoài nếp sống mặt rằng cũng đẹp. Cầu mong được giúp đỡ lợi lạc, người người no ấm, cả nhà tiếng tốt khắp nơi lừng lẫy. Mọi việc được thực hiện hanh thông,, một cửa ngút khí lành. Muôn vàn kính mong ơn đức các thần vô cùng.

Cẩn cốc (thực hiện vái tạ 4 vái). Sau khi lễ xong, gia chủ đi lùi ba bước mới được quay lưng đi. 

Thả cá chép
Tục thả cá chép là tục lệ không thể thiếu khi đưa tiễn ông Táo về trời. Ảnh Internet 

Trên đây là gợi ý bài cúng đưa ông Táo về trời đầy đủ nhất mà Chuyên mục Cẩm nang của Yeutre.vn đã sưu tầm tổng hợp để bạn tham khảo. Việc cúng bái hiện nay không còn quá cầu kỳ, nhưng chúng ta cũng cần nắm được những lưu ý nhất định khi thực hiện tiễn ông Táo về trời đầy đủ, chính xác. Cũng như, nếu dịp Tết năm nay , các gia đình vẫn duy trì việc tiễn ông Táo, nên thể hiện sự thành tâm để cho lễ nghi phong tục này được thực hiện một cách tròn vẹn ý nghĩa.

Phạm Dịu tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI